Cục Quản lý môi trường y tế tham gia với Trung ương hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức hội thảo “Tình nguyện viên, thanh niên Chữ thập đỏ tham gia công tác nước sạch vệ sinh trong tình huống khẩn cấp”.



Ngày 3/8, tại TP.Cần Thơ, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã phối hợp tổ chức khai mạc Hội trại Tình nguyện viên, thanh niên Chữ thập đỏ toàn quốc lần thứ V và tổ chức hội thảo “Tình nguyện viên, thanh niên Chữ thập đỏ tham gia công tác nước sạch vệ […]

Ngày 3/8, tại TP.Cần Thơ, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã phối hợp tổ chức khai mạc Hội trại Tình nguyện viên, thanh niên Chữ thập đỏ toàn quốc lần thứ V và tổ chức hội thảo “Tình nguyện viên, thanh niên Chữ thập đỏ tham gia công tác nước sạch vệ sinh trong tình huống khẩn cấp”.

Quang cảnh buổi khai mạc Hội trại Tình nguyện viên, thanh niên Chữ thập đỏ toàn quốc
Tham gia Hội trại và hội thảo có 511 đại biểu tình nguyện viên, thanh niên Chữ thập đỏ tiêu biểu trong toàn quốc và các đại biểu quốc tế đến từ 07 Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc gia trên thế giới: Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Trung Quốc và Nhật Bản. Đến tham dự Hội trại, các trại sinh sẽ được tham gia vào các hoạt động nhân đạo, được trang bị, rèn luyện các kỹ năng thực hành sống và khơi dậy niềm tự hào về truyền thống vẻ vang, những cống hiến to lớn của Hội Chữ thập đỏ các cấp với sự nghiệp nhân đạo cao cả trong suốt 60 năm qua. Đồng thời, động viên thanh thiếu niên Chữ thập đỏ tiếp tục phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, góp phần xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh và chuyên nghiệp hơn.

Tình nguyện viên đang trình diễn xử lý nước trong tình huống khẩn cấp
Báo cáo chuyên đề “Cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch nông thôn” tại hội thảo “Tình nguyện viên, thanh niên Chữ thập đỏ tham gia công tác nước sạch vệ sinh trong tình huống khẩn cấp”, Bs Đỗ Văn Thành, Giám đốc Trung tâm Thông tin môi trường y tế đã chia sẻ: Đến tháng 12 năm 2017, Hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu HVS trên toàn quốc là 71,9%, tăng lên 2,3% so với năm 2016 (69,6%). Tuy nhiên, tỷ lệ nhà tiêu HVS phân bố không đồng đều. Khu vực Đông Nam Bộ: 94,5%, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ 82,1%. Miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long thấp nhất (lần lượt là 55,5% và 55,3%), một số tỉnh < 50%: Cao Bằng, Lai Châu, Trà Vinh, Cà Mau…Hành vi rửa tay với xà phòng của người dân vào các thời điểm quan trọng: trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh còn thấp và chưa duy trì thành thói quen thường xuyên. Một số báo cáo điều tra nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ có khoảng 23% người rửa tay trước khi ăn và 36% rửa tay sau khi đi vệ sinh. Vẫn còn nhiều công trình công cộng như trường học, nhà trẻ, mẫu giáo thiếu nơi rửa tay và nhà tiêu đảm bảo hợp vệ sinh. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến đầu năm 2017, tỷ lệ dân số nông thôn của cả nước được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 85,7%, trong đó chỉ có 49% được sử dụng nước sạch theo QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế.
Tại Hội nghị cấp cao về nước và vệ sinh cho mọi người năm 2014 của Liên Hợp Quốc, Chính phủ Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế đến năm 2025 xóa bỏ hoàn toàn phóng uế bừa bãi và đến năm 2030, 100% hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh và nước sạch. Để thực hiện cam kết của chính phủ Việt Nam, ngành y tế đã triển khai thực hiện: Vận động chính sách với chính quyền các cấp quan tâm đầu tư kinh phí, nguồn lực; Khuyến khích về hợp tác quốc tế và xã hội hóa trong lĩnh vực vệ sinh và nước sạch; Xây dựng các cơ chế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ban, ngành, đoàn thể để tổ chức chỉ đạo, triển khai lồng ghép các hoạt hoạt động truyền thông, giáo dục về vệ sinh và nước sạch; Xây dựng các thông điệp và tài liệu truyền thông phù hợp với từng đối tượng và các vùng miền, ưu tiên các nhóm đối tượng bà mẹ và trẻ em, người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa, miền núi; Tổ chức mít tinh, lễ phát động hưởng ứng các sự kiện liên quan đến vệ sinh và nước sạch; tổ chức các buổi họp dân, chuyên đề hoặc lồng ghép với các cuộc họp của địa phương, đoàn thể; Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, lắp đặt các pa nô, áp phích, phân phát tờ rơi, tờ gấp, tranh l\ Tạo dựng những thói quen và duy trì bền vững cho người dân về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch đem lại hiệu quả phòng chống dịch, bệnh không chỉ của từng cá nhân mỗi người mà với cả cộng đồng dân cư…
Hội trại diễn ra từ ngày 3/8 đến ngày 4/8/2018 với nhiều nội dung như: tham gia Hội thảo chuyên đề “Tình nguyện viên, thanh niên Chữ thập đỏ tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu” và “Tình nguyện viên, thanh niên Chữ thập đỏ tham gia công tác nước sạch vệ sinh trong tình huống khẩn cấp”. Đây là dịp để các đại biểu, trại sinh có cơ hội cập nhật thông tin mới nhất, bổ ích về tình hình biến đổi khí hậu, thiên tai, thảm họa và nước sạch vệ sinh môi trường trong nước và thế giới; nâng cao nhận thức và hiểu biết về hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong các lĩnh vực phòng ngừa, ứng phó thảm họa, nước sạch vệ sinh; giao lưu, học hỏi, nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai, thảm họa và các tình huống khẩn cấp và có những hành động trợ giúp thiết thực, hiệu quả hơn đối với cộng đồng.
Đỗ Thành

Xem thêm ...