Thủy ngân và các nguy cơ đối với sức khỏe con người
Đặc tính của thủy ngân Thủy ngân nguyên tố (Hg) là một kim loại nặng, ánh bạc, nóng chảy ở nhiệt độ 38,9oC và sôi ở 357oC. Nó là kim loại duy nhất tồn tại dưới dạng lỏng ở nhiệt độ phòng. Giọt thủy ngân rất di động và kết hợp với các kim loại […]
Đặc tính của thủy ngân
Thủy ngân nguyên tố (Hg) là một kim loại nặng, ánh bạc, nóng chảy ở nhiệt độ 38,9oC và sôi ở 357oC. Nó là kim loại duy nhất tồn tại dưới dạng lỏng ở nhiệt độ phòng. Giọt thủy ngân rất di động và kết hợp với các kim loại khác như thiếc, đồng, vàng, và bạc tạo thành hợp kim (gọi là amalgam). Trọng lượng riêng của thủy ngân là 13.5g/cm3 ở 25oCError! Reference source not found..
Hình Giọt thủy ngân( Internet)
Thủy ngân là kim loại dễ bay hơi, hơi thủy ngân không màu, không mùi. Khi bị đổ, thủy ngân tách thành những giọt nhỏ và phân tán rộng. Những giọt nhỏ có thể bốc hơi với tốc độ nhanh hơn trong điều kiện thông gió. Tốc độ bay hơi của thủy ngân nguyên tố tăng gấp đôi khi nhiệt độ tăng 10oC. Ở nước ta, giới hạn cho phép đối với thủy ngân trong không khí vùng làm việc được quy định tại Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế Error! Reference source not found.:
‐ Thủy ngân hữu cơ: Trung bình 8 giờ (TWA) 0,01mg/m3
Từng lần tối đa (STEL) 0,03mg/m3.
– Thủy ngân và hợp chất thủy ngân vô cơ :
Trung bình 8 giờ (TWA) 0,02mg/m3
Từng lần tối đa (STEL) 0,04mg/m3.
Thủy ngân không phân hủy và tồn tại trong môi trường. Khi giải phóng vào không khí, nó tuần hoàn trong không khí, đất, và nước, và tạo thành các hợp chất hóa học phức tạp và biến đổi vật lý thành các dạng khác nhau của thủy ngân. Thủy ngân nguyên tố là dạng phổ biến nhất của thủy ngân trong không khí. Trong các hệ thống thuỷ sinh, thủy ngân được chuyển đổi thành dạng hữu cơ methyl thủy ngân độc hơn dạng vô cơ và tích lũy sinh học trong cá và động vật hoang dã rồi vào chuỗi thức ăn..
Nguy cơ đối với môi trường và sức khỏe:
Thủy ngân là kim loại lỏng khó phân hủy trong môi trường và tích lũy sinh học trong chuỗi thức ăn. Thủy ngân ít độc, nhưng hơi, các hợp chất và muối của nó rất độc, có thể gây tổn thương hệ thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, hệ thống miễn dịch và thận. Cho dù ít độc hơn so với các hợp chất của nó nhưng thủy ngân vẫn tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đối với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật.
Thủy ngân giải phóng từ chất thải có chứa thủy ngân tồn tại trong môi trường (đất, nước, không khí, trầm tích, thực vật..) hoặc tích tụ trong chuỗi thức ăn và vào cơ thể con người thông qua tiêu thụ cá và hải sản, hoặc hơi thủy ngân trực tiếp hoặc được hấp thụ trên tóc của con người. Để giám sát mức độ thủy ngân trong môi trường do chất thải thủy ngân cần phân tích các mẫu khác nhau, như các mẫu sinh học (cá và tôm, cua, sò, hến), mẫu môi trường (nước, trầm tích, đất và không khí), mẫu thực vật và con người (tóc, máu và nước tiểu).
Các ảnh hưởng độc hại của thủy ngân đã được biết khá rõ. Hơi thủy ngân ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên, phổi, thận, da, và mắt. Nó cũng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và gây đột biến.
Nhiễm độc cấp tính: Thường do tai nạn như vỡ bình chứa, hỏa hoạn, hơi thủy ngân bốc lên với nồng độ cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp, gây viêm phế quản, viêm phổi kẽ lan tỏa. Gây viêm thận, đạm huyết tăng nhanh ( 4-5g urê/l), giảm clo huyết, nhiễm a xit. Gây viêm loét miệng, bỏng đường tiêu hóa, nôn ra máu, toàn thân suy sụp. Nạn nhân khó thở, chuột rút, giật cơ, mê sảng, bệnh nhân thường tử vong trong vòng 24 đến 36 giờ.
Nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp:
Tiếp xúc với nồng độ thấp kéo dài các triệu chứng chủ yếu trên hệ tiêu hóa và hệ thống thần kinh. Ngoài ra còn có ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tiết niệu…
– Các triệu chứng về tiêu hóa như viêm ruột, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm lợi, kèm vị đắng khó chịu, viêm miệng, loét niêm mạc, có thể thấy đường viền thủy ngân màu xanh ở bờ răng lợi.
– Các triệu chứng về thần kinh: Như run cố ý; bệnh Parkinson với biểu hiện run khi nghỉ và giảm chức năng vận động.
– Tiếp xúc mãn tính với thủy ngân có thể gây ra run mí mắt và rối loạn thị giác, viêm màng tiếp hợp, thu hẹp thị trường.
– Thủy ngân có thể gây ung thư, biến đổi gen và gây quái thai.
Ngoài ra, có thể có cảm giác đau lan tỏa hay bong da bàn tay và bàn chân. Điển hình là bệnh Minamata do ăn cá và sò nhiễm độc methyl thủy ngân tại vịnh Minamata tỉnh Kumamoto Nhật Bản làm nhiễm độc 17.000 người, chết 1.484 người và 10.626 được bồi thường (tính đến 1997).
Từ năm 1976, nước ta đã công nhận bệnh nhiễm độc thủy ngân là bệnh nghề nghiệp được đền bù.
Thanh Hảo
Xem thêm ...
- Danh sách chế phẩm được cấp số đăng ký lưu hành còn hiệu lực 31/10/2023
- Danh mục các chế phẩm vệ sinh tay và sát khuẩn bề mặt dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế đã được cấp số đăng ký lưu hành còn hiệu lực 13/09/2022
- Công văn số 102/MT-SKHC về việc cho ý kiến về khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện Nghị định số 91/2016/NĐ-CP 18/03/2022
- Thông tin các đơn vị đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm, kiểm nghiệm chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn 18/03/2020
- Bộ Y tế tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành làm việc với doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu hóa chất khử khuẩn trong y tế 12/02/2020