Kiểm tra liên ngành công tác đảm bảo chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh.



Ảnh 1: Đoàn kiểm tra làm việc tại Nhà máy nước BOO Thủ Đức Nhằm tăng cường công tác kiểm soát đảm bảo chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt, trong hai ngày từ 14/6 – 15/6 vừa qua, Bộ Y tế đã tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành do Bà Nguyễn Thị […]

Ảnh 1: Đoàn kiểm tra làm việc tại Nhà máy nước BOO Thủ Đức

Nhằm tăng cường công tác kiểm soát đảm bảo chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt, trong hai ngày từ 14/6 – 15/6 vừa qua, Bộ Y tế đã tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành do Bà Nguyễn Thị Liên Hương, Phó Cục trưởng – Phụ trách Cục Quản lý môi trường y tế – Bộ Y tế làm trưởng đoàn;
Nhằm tăng cường công tác kiểm soát đảm bảo chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt, trong hai ngày từ 14/6 – 15/6 vừa qua, Bộ Y tế đã tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành do Bà Nguyễn Thị Liên Hương, Phó Cục trưởng – Phụ trách Cục Quản lý môi trường y tế – Bộ Y tế làm trưởng đoàn; Bà Hạ Thanh Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý nguồn nước – Tổng Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bà Mai Thị Liên Hương Phó Cục trưởng Cục Hạ tầng Kỹ thuật – Bộ Xây dựng, Ông Đặng Ngọc Chánh, Trưởng khoa Sức khỏe môi trường Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh và đại diện một số đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra việc thực hiện các quy định về đảm bảo chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh.
Đoàn kiểm tra đã có buổi làm việc với với Sở Y tế, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) và các đơn vị liên quan về công tác thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt cho người dân trên địa bàn thành phố.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước dùng để sản xuất và cung cấp nước sạch từ hai nguồn chính là nước bề mặt (sông Đồng Nai và sông Sài Gòn) và nước ngầm (nước giếng khoan). Hiện nay, có 5 nhà máy nước có quy mô công suất lớn là nhà máy nước Thủ Đức, nhà máy nước Bình An, nhà máy nước BOO Thủ Đức, nhà máy nước Tân Hiệp, công ty TNHH MTV cấp nước Sài Gòn. Tổng công suất của các nhà máy nước này là 1.468.000 m3/ngày đêm. Còn lại là các trạm cấp nước có quy mô vừa và nhỏ. Các trạm cấp nước trên 1000 m3/ngày đêm được hòa mạng lưới cấp nước chung và phân phối đến các hộ gia đình sử dụng. Công tác giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt trên địa bàn TP. HCM do Sở Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng TP. HCM xây dựng kế hoạch và thực hiện. Chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt được kiểm tra, giám sát từ nguồn khai thác (nước sông, nước ngầm) đến mạng lưới nước cấp, các nhà máy nước, các trạm cấp nước, các chung cư, hình thức vận chuyển nước qua ghe xà lan và tại các hộ dân sử dụng nước tự khai thác (nước sông, ao, hồ, nước mưa, giếng khoan, giếng đào…). Hàng tháng, Trung tâm Y tế dự phòng TP. HCM thực hiện chấm điểm nguy cơ tại khu vực bảo vệ nguồn nước của nhà máy nước, thực hiện lấy mẫu đánh giá chất lượng nguồn nước nguyên liệu 2 lần/năm. Thực hiện kiểm tra giám sát đối với các nhà máy nước và trạm cấp nước theo quy định. Riêng đối với hình thức cấp nước qua ghe, xà lan; nước chung cư, định kỳ 6 tháng/lần Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM kiểm tra, hướng dẫn súc xả bể chứa, bồn chứa nước và hướng dẫn khử trùng.
Theo báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng nước năm 2014 của Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Hồ Chí Minh, về cơ bản chất lượng nước tại khu vực đô thị đạt yêu cầu. Tỷ lệ mẫu xét nghiệm đạt tiêu chuẩn đạt 97,51% (274/281 mẫu), tỷ lệ mẫu xét nghiệm đạt chỉ tiêu vi sinh đạt 99,29% (279/289 mẫu). Tuy nhiên đối với các trạm cấp nước khu vực nông thôn thì tỷ lệ mẫu nước xét nghiệm đạt tiêu chuẩn chỉ chiếm 35,95% (32/89 mẫu). Đối với nguồn nước hộ gia đình, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố đã lấy tổng cộng 337 mẫu để xét nghiệm, trong đó có 33 mẫu không đạt các chỉ tiêu về lý hóa và 38 mẫu không đạt các chỉ tiêu về vi sinh.
Đoàn kiểm tra đã kiểm tra tại Nhà máy nước BOO Thủ Đức, trạm cấp nước Phạm Văn Bé và trạm cấp nước Phạm Văn Hai – Huyện Bình Chánh để đánh giá công tác khắc phục sự cố không đạt yêu cầu theo các kiến nghị của Đoàn kiểm tra năm 2014. Kết quả kiểm tra thực tế cho thấy, tại Nhà máy nước BOO Thủ Đức đã triển khai công tác tự thực hiện nội kiểm đảm bảo chất lượng nước đã được nhà máy nước thực hiện định kỳ theo đúng qui định. Nhà máy đã xây dựng và triển khai kế hoạch cấp nước an toàn, thực hiện đánh giá chất lượng nước nguồn thường xuyên thông qua các hệ thống quan trắc tự động. Công tác lưu trữ hồ sơ các kết quả xét nghiệm chất lượng nước định kỳ; hồ sơ liên quan đến việc xuất, nhập và sử dụng hóa chất; kết quả khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên được thực hiện tốt. Công tác đảm bảo vệ sinh khu vực xử lý nước và trong nhà máy nước được thực hiện tốt. Kho hóa chất được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Hệ thống biển báo đảm bảo an toàn vệ sinh lao động được gắn đầy đủ. Nồng độ Clo dư đã được đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định. Tuy nhiên, đối với các trạm cấp nước khu vực nông thôn, tại thời điểm kiểm tra thì chưa xuất trình được các kết quả xét nghiệm chất lượng nước định kỳ như báo cáo. Vệ sinh ngoại cảnh khu vực trạm cấp nước còn chưa đảm bảo theo yêu cầu, vẫn còn nhiều chỗ nước đọng và rác trong khu vực trạm cấp nước. Kết quả test nhanh nồng độ Clo dư chưa đạt tiêu chuẩn theo qui định.
Trong đợt kiểm tra, Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành lấy 08 mẫu nước để đánh giá chất lượng nước. Trong đó: 04 mẫu tại Nhà máy nước BOO Thủ Đức (01 mẫu tại bể chứa sau xử lý tại nhà máy; 01 mẫu nước do nhà máy cấp trước khi vào bể chứa khu chung cư; 01 mẫu tại bể chứa khu chung cư; 01 mẫu hộ gia đình trên mạng phân phối); Tại trạm cấp nước Phạm Văn Hai và Phạm Văn Bé mỗi trạm 02 mẫu (01 mẫu tại bể chứa sau xử lý và 01 mẫu hộ gia đình trên mạng lưới cung cấp nước). Dự kiến sau khi có kết quả xét nghiệm, Đoàn công tác sẽ có Công văn thông báo kết quả kiểm tra gửi Ủy ban nhân dân thành phố, các Sở ngành và các đơn vị có liên quan để tăng cường công tác kiểm tra giám sát và đảm bảo chất lượng nước cấp cho người dân.
Bài và ảnh: Huy – Cường

Xem thêm ...