Nước và đô thị hóa



Từ năm 2009 đến năm 2050, dân số thế giới dự kiến sẽ tăng 2,3 tỷ dân từ con số 6,8 tỷ lên 9,1 tỷ người. Đồng thời, dân số đô thị được dự báo sẽ tăng 2,9 tỷ dân, từ 3,4 tỷ dân năm 2009 lên tổng số 6,3 tỷ dân trong năm 2050. […]

Từ năm 2009 đến năm 2050, dân số thế giới dự kiến sẽ tăng 2,3 tỷ dân từ con số 6,8 tỷ lên 9,1 tỷ người. Đồng thời, dân số đô thị được dự báo sẽ tăng 2,9 tỷ dân, từ 3,4 tỷ dân năm 2009 lên tổng số 6,3 tỷ dân trong năm 2050. Do đó, các khu vực đô thị của thế giới dự kiến sẽ chiếm chọn tất cả các số dân tăng trưởng trên bốn thập kỷ tới, trong khi chỉ một số nhỏ ở dân cư nông thôn. Hơn nữa, hầu hết sự tăng trưởng dân số dự kiến trong khu vực đô thị sẽ tập trung ở các thành phố và thị trấn của các khu vực kém phát triển.

Đến năm 2030, người ta dự đoán rằng dân số đô thị ở các nước đang phát triển và phát triển sẽ lên tới 3,9 tỷ dân và 1 tỷ dân. Do đó tốc độ tăng trưởng dân số đang trở thành một hiện tượng đô thị chủ yếu tập trung ở các nước đang phát triển.
Tại các khu ổ chuột thường diễn ra một loạt các vấn đề như điều kiện nhà ở tồi tàn, không được tiếp cận đầy đủ với nước sạch và vệ sinh môi trường, tình trạng quá tải và chỗ ở bấp bênh không ổn định; do đó, các phúc lợi của những người sống trong các khu ổ chuột bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trên thế giới, 87% dân số được uống nước từ các nguồn nước đã được cải thiện và con số tương ứng cho khu vực phát triển cũng ở mức cao 84%. Tỷ lệ tiếp cận nước sạch, vệ sinh môi trường là lớn hơn rất nhiều, tuy nhiên, ở các khu vực thành thị là 96%, trong khi chỉ có 81% dân số nông thôn được tiếp cận với các nguồn nước và vệ sinh được cải thiện. Tuy nhiên, những ước tính này không đưa vào xem xét chất lượng dịch vụ hoặc khả năng chi trả.
Năm 2011, một báo cáo thống kê rằng 2,5 tỷ người trên thế giới không được sử dụng công trình vệ sinh được cải thiện. Một so sánh trong các đánh giá mới nhất từ năm 2008 với những năm 2000 cho thấy một sự suy giảm cả về nước và điều kiện vệ sinh tại các khu vực đô thị. Trong 8 năm, ở các thành phố và thị trấn của tất cả các khu vực, số lượng người không được tiếp cận với nước máy tại hộ gia đình hoặc tại các vùng lân cận tăng lên 114 triệu người, và số lượng người không được sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh cá nhân (vệ sinh cơ bản) tăng 134 triệu người. Trong cả hai trường hợp cho thấy số lượng các cá nhân sinh sống tại các thành phố chưa được tiếp cận với các điều kiện vệ sinh cơ bản tăng lên 20%.
Khu định cư đô thị cũng là nguồn chính gây ô nhiễm. Nước thải đô thị khi kết hợp với các chất thải công nghiệp chưa qua xử lý là mối đe dọa đặc biệt. Ở nhiều thành phố phát triển nhanh (các thành phố nhỏ và trung bình với dân số dưới 500.000 người), cơ sở hạ tầng xử lý nước thải là không có, không đầy đủ hoặc lỗi thời.
Tuy nhiên, sáng kiến đầy hứa hẹn đang nổi lên trên toàn thế giới để giải quyết nhu cầu cho cải tiến và lập ra một kế hoạch, các công nghệ, các sự đầu tư và các hoạt động liên quan một cách toàn diện về nước đô thị trong các thành phố của tương lai.
Nguồn: Báo cáo Phát triển Nước Thế giới năm 2012; Cập nhật Chương trình Giám sát chung về Nước sạch và Vệ sinh môi trường 2013 .

Lăng Thúy ( theo nguồn: http://www.unwater.org/topics/water-and-urbanization/en/)

Xem thêm ...