Thiếu nhà vệ sinh nguy hiểm cho tất cả mọi người



Nhà vệ sinh riêng biệt cho trẻ em gái và trai do UNICEF tài trợ tại Senegal NEW YORK, ngày 19 tháng 11năm 2014, UNICEF cảnh báo về ngày Nhà vệ sinh Thế giới – sự tiến triển chậm về vệ sinh môi trường và hành vi đi tiêu lộ thiên giữa hàng triệu người […]

Nhà vệ sinh riêng biệt cho trẻ em gái và trai do UNICEF tài trợ tại Senegal

NEW YORK, ngày 19 tháng 11năm 2014, UNICEF cảnh báo về ngày Nhà vệ sinh Thế giới – sự tiến triển chậm về vệ sinh môi trường và hành vi đi tiêu lộ thiên giữa hàng triệu người trên thế giới tiếp tục đưa trẻ em và cộng đồng của họ vào rủi ro.

Khoảng 2,5 tỷ người trên thế giới không có nhà vệ sinh đầy đủ và trong số đó có 1 tỷ người phóng uế bừa bãi trong các bụi cây hoặc cống, rãnh đưa họ và đặc biệt là trẻ em, nguy cơ nhiễm bệnh chết người liên quan đến phân-miệng như bệnh tiêu chảy.

Trong năm 2013 có hơn 340.000 trẻ em dưới năm tuổi chết vì bệnh tiêu chảy do thiếu nước sạch, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân cơ bản – trung bình là gần 1.000 người chết mỗi ngày.

Sanjay Wijesekera, người đứng đầu chương trình nước, vệ sinh môi trường và vệ sinh toàn cầu của UNICEF (WASH) cho biết “Thiếu vệ sinh môi trương là một dấu hiệu chứng tỏ những người nghèo nhất trong một nước khổ như thế nào”. “Nhưng mặc dù người nghèo, những người đa số không có nhà vệ sinh, tất cả mọi người bị ảnh hưởng ô nhiễm bởi đi tiêu lộ thiên, nên mọi người đều có một cảm giác cấp bách về việc giải quyết vấn đề này.”

Các cuộc kêu gọi chấm dứt việc đi tiêu lộ thiên đang được thực hiện với những ý kiến việc đi tiêu lộ thiên liên quan tới sự còi xương ở trẻ nhỏ. Tại Ấn Độ, với 597 triệu người (một nửa dân số) đi tiêu lộ thiên, cũng có tỉ lệ còi xương ở cấp độ cao. Tuần qua, UNICEF đã triệu tập một hội nghị ở New Delhi gọi là ‘Chấm dứt còi xương’ kêu gọi sự chú ý đến ảnh hưởng của đi tiêu lộ thiên trên toàn bộ dân số, đặc biệt đối với trẻ em. Chiến dịch ‘Take poo to the loo” đi vệ sinh đúng nơi quy định ở Ấn Độ của UNICEF nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức về các mối nguy hiểm liên quan đến đại tiện lộ thiên.

Wijesekera cũng lưu ý “Việc đi tiêu lộ thiên là thách thức cả về mặt công bằng và nhân phẩm, và đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em gái”. “Họ phải đợi đến tối để giải quyết vấn đề vệ sinh cá nhân, đưa họ vào nguy cơ bị tấn công, và nhiều trường hợp tệ hơn nữa”

Trong tháng 5 ở Uttar Pradesh, Ấn độ trường hợp hai cô gái tuổi vị thành niên đi ra ngoài khi trời tối để đi vệ sinh đã bị treo cổ gây ra cú sốc và mất tinh thần đối với quốc tế, và nhấn mạnh các vấn đề an ninh liên quan đến việc đi tiêu lộ thiên.

Chương trình chiến dịch cộng đồng về vệ sinh toàn diện của UNICEF tiếp cận các vấn đề vệ sinh cấp địa phương bằng việc đề ra các giải pháp vệ sinh cho cộng đồng, và đã có khoảng 26 triệu người ở hơn 50 quốc gia từ bỏ hành vi đi tiêu lộ thiên từ năm 2008.

82% của 1 tỷ người có hành vi đi tiêu lộ thiên chỉ sống trong 10 nước: Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Nigeria, Ethiopia, Sudan, Niger, Nepal, Trung Quốc, và Mozambique. Số những người đi tiêu lộ thiên vẫn đang gia tăng ở 26 quốc gia ở tiểu vùng sa mạc Sahara, Châu Phi, mặc dù tỷ lệ đã giảm ở châu Á, Mỹ Latin và Caribbean. Tại Nigeria, số người đi tiêu lộ thiên tăng từ 23 triệu trong 1990 lên 39 triệu vào năm 2012.

Trên toàn cầu, khoảng 1,9 tỷ người đã được tiếp cận với điều kiện vệ sinh cải thiện kể từ năm 1990. Tuy nhiên, tiến độ đã không theo kịp với tốc độ tăng trưởng dân số và với tình trạng tiến bộ chậm hiện nay các mục tiêu nhưu Mục tiêu thiên niên kỷ về vệ sinh môi trường là khó có thể đạt được vào năm 2015.

Các tổ chức liên quốc gia hoạt động về các Mục tiêu Phát triển bền vững sau năm 2015 đã khuyến cáo rằng các mục tiêu mới bao gồm một mục tiêu để đạt được vệ điều kiện sinh môi trường và vệ sinh cá nhân đầy đủ, công bằng cho tất cả và châm dứt đi tiêu lộ thiên vào năm 2030.

Lăng Thúy ( theo nguồn http://www.unicef.org/media/media_77952.html)

Xem thêm ...