Ngành y tế tỉnh Lai Châu thực hiện công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa trong mùa mưa lũ
Từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 10 tháng 7 năm 2018 trên địa bàn tỉnh Lai Châu, các huyện Sìn Hồ, Tân Uyên, Tam Đường, Nậm Nhùn, Mường Tè…. xuất hiện lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Theo báo cáo của Sở Y […]
Từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 10 tháng 7 năm 2018 trên địa bàn tỉnh Lai Châu, các huyện Sìn Hồ, Tân Uyên, Tam Đường, Nậm Nhùn, Mường Tè…. xuất hiện lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Lai Châu, tính đến 16h ngày 06/7/2018 toàn tỉnh có 15 người chết; 15 người bị thương; 09 người mất tích. Thiên tai đã để lại hậu quả nặng nề về cơ sở vật chất cho các cơ sở y tế trong toàn tỉnh, tổng giá trị bị thiệt hại của các cơ sở y tế ước tính khoảng 12 tỷ đồng. Tại huyện Mường Tè, các xã Thu Lũm, Pa Ủ, Tá Bạ hiện nay giao thông vẫn bị chia cắt do sạt lở đất đá, vùi lấp đường giao thông gây khó khăn cho việc vận chuyển thuốc, hóa chất, vật tư y tế phục vụ công tác khám, chữa bệnh và phòng chống dịch. Ngoài ra, xã Nậm Chà tại huyện Nậm Nhùn, và một số xã của huyện Sìn Hồ đi lại rất khó khăn. Được biết, đến nay các xã đã có điện để sử dụng nhưng chưa ổn định, đường truyền internet chưa khắc phục được ảnh hưởng đến các hoạt động triển khai công tác khám chữa bệnh (nhập dữ liệu, trích chuyển dữ liệu điện tử phục vụ thanh quyết toán khám chữa bệnh BHYT).
Trạm y tế xã Căn Co, huyện Sìn Hồ bị đất sạt lở
Trong thời gian mưa lũ, các cơ sở y tế trong tỉnh đã chủ động chuẩn bị sẵn các cơ số thuốc, hóa chất, thiết bị, phương tiện phòng chống lụt, bão và phân công các đội y tế cơ động luôn trong trạng thái sẵn sàng ứng phó cho các tuyến; tham gia trực tiếp cùng tổ công tác của các tổ chức, chính quyền tổ chức tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả khác ở những nơi bị ảnh hưởng nặng hoặc bị chia cắt, cô lập do mưa lũ, sạt lở đất gây ra; tổ chức trực ban, trực cấp cứu, sẵn sàng thu dung và cấp cứu, điều trị cho nạn nhân bị ảnh hưởng do mưa lũ gây ra. Các tổ cấp cứu lưu động đã kịp thời thực hiện sơ cấp cứu người bị nạn và đưa về cơ sở y tế điều trị. Công tác chuẩn bị đã cơ bản đáp ứng tốt công tác khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh tại những vùng bị ảnh hưởng, phát huy hiệu quả phương châm “4 tại chỗ”.
Ngay khi bước vào mùa mưa bão, thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế và UBND tỉnh, Sở Y tế đã chủ động ban hành kế hoạch và các văn bản hướng dẫn các đơn vị y tế trực thuộc phòng, chống và khắc phục hậu quả do mưua lũ, đặc biệt khi nhận được thông tin về tình hình mưa lũ trên địa bàn, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nghiêm túc triển khai các hoạt động theo hướng dẫn tại Kế hoạch số 47/KH-SYT, ngày 21/6/2018 về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ngành Y tế tỉnh Lai Châu năm 2018; Công văn số 599/SYT-NVY, ngày 13/6/2018 của Sở Y tế về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh lây truyền qua thực phẩm trong mùa mưa lũ; Công văn số 661/SYT-NVY, ngày 27/6/2018 về việc tăng cường công tác vệ sinh môi trường và xử lý nước ăn uống, sinh hoạt vùng ngập lụt sau mưa lũ; Công văn số 676/SYT-NVY, ngày 02/7/2018 về việc triển khai công tác y tế chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất. Sau khi nước lũ bắt đầu rút, các đơn vị tùy thuộc chức năng, nhiệm vụ chủ động tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh lây truyền qua thực phẩm sau lũ. Tập trung xử lý vệ sinh môi trường và xử lý nước ăn uống, sinh hoạt vùng ngập lụt… Nhờ đó, các cơ sở y tế đã chủ động xây dựng và triển khai các phương án ứng phó với tình hình thực tế tại địa phương, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Vừa bảo đảm an toàn cho người và trang thiết bị y tế, vừa tổ chức khám chữa bệnh cho nhân dân được ngay.
Sở Y tế đã chỉ đạo trực tiếp TTYT dự phòng tỉnh cử cán bộ, tổ cơ động phòng, chống dịch bệnh xuống trực tiếp các địa bàn bị ngập lụt, sạt lở, di dân tập trung để chỉ đạo, hướng dẫn tuyến y tế cơ sở tuyên truyền cho người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh, phòng chống tai nạn thương tích, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường và xử lý nguồn nước ăn uống, nước sinh hoạt cho nhân dân. Các cơ sở y tế có liên quan đã chuẩn bị sẵn các cơ số thuốc, hóa chất, thiết bị, phương tiện phòng chống lụt, bão và phân công các đội y tế cơ động luôn trong trạng thái sẵn sàng ứng phó cho các tuyến; tham gia trực tiếp cùng tổ công tác của các tổ chức, chính quyền tổ chức tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả khác ở những nơi bị ảnh hưởng nặng hoặc bị chia cắt, cô lập do mưa lũ, sạt lở đất gây ra; tổ chức trực ban, trực cấp cứu, sẵn sàng thu dung và cấp cứu, điều trị cho nạn nhân bị ảnh hưởng do mưa lũ gây ra. Các tổ cấp cứu lưu động đã kịp thời thực hiện sơ cấp cứu người bị nạn và đưa về cơ sở y tế điều trị. Đến nay, các nạn nhân được đưa về điều trị tại các cơ sở y tế hiện tại đều ổn định. Công tác chuẩn bị đã cơ bản đáp ứng tốt công tác khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh tại những vùng bị ảnh hưởng của thiên tai./.
Đỗ Thành
Xem thêm ...
- Xử lý nước sinh hoạt cho hộ gia đình trong mùa lũ 12/09/2024
- Hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt 06/09/2024
- Mít tinh hưởng ứng Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe Nhân dân 14/08/2024
- Thư mời báo giá (Thuộc hoạt động Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2024 và Đề án truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn 2030) 26/07/2024
- Thư mời báo giá (Thuộc hoạt động Điều tra, đánh giá 5 năm thực hiện Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu ngành y tế giai đoạn 2019-2030, tầm nhìn đến năm 2050) 05/06/2024