Các thành phần của ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ thai chết lưu.



Phụ nữ mang thai tiếp xúc các chất gây ô nhiễm không khí thông thường ở mật độ cao có thể làm tăng nguy cơ thai chết lưu. Một nghiên cứu từ New Jersey phát hiện ra rằng nồng độ nitrogen dioxide, được thải ra từ xe cộ và các nhà máy điện, làm tăng nguy cơ thai chết lưu 16% trong ba tháng đầu tiên và 27% cho

Phụ nữ mang thai tiếp xúc với ô nhiễm không khí mức độ cao có nguy cơ thai chết lưu cao hơn so với phụ nữ mang thai tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí thấp hơn, đây là một phát hiện trong một nghiên cứu của trường New Jersey.

Một số các thành phần trong không khí bị ô nhiễm tạo ra nguy cơ cao hơn trong giai đoạn đầu của thai kỳ và một số thành phần trong không khí bị ô nhiễm lại tạo ra nguy cơ cao hơn trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Nghiên cứu này là một trong số ít các nghiên cứu về ô nhiễm không khí và thai chết lưu, mặc dù không phải tất cả các nghiên cứu đã quan sát các quần hợp có hại tương tự.

Tại Mỹ, trong 160 bà mẹ mang thai thì có một trường hợp thai chết lưu trong khi đó tổng số mỗi năm ở mỹ có khoảng 26.000 bà mẹ mang thai. Thai chết lưu được định nghĩa là thai nhi bị chết sau tuần thứ 20 của thai kỳ. So với các nước phát triển khác tỷ lệ thai chết lưu ở Mỹ vẫn cao hơn và hầu hết các nguyên nhân gây nên thai chết lưu là do bệnh liên quan đến rau thai, dị tật bẩm sinh, nhiễm trùng và các vấn đề sức khỏe khác của bà mẹ mang thai mặc dù thường thì không nguyên nhân nào có thể được xác định.

Tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong thời kỳ mang thai đã được liên kết đến kết quả sinh nở xấu, chẳng hạn như sinh non, sinh nhẹ cân và hạn chế phát triển trong tử cung. Chỉ có một vài nghiên cứu, tuy nhiên, đã kiểm tra xem môi trường ô nhiễm không khí xung quanh cũng có thể liên quan với thai chết lưu.

Nghiên cứu này, được công bố trên Tạp chí dịch tễ học Mỹ, sử dụng giấy khai sinh, giấy chứng nhận thai chết, và các dữ liệu giám sát không khí ô nhiễm ở New Jersey. Bốn thành phần của ô nhiễm không khí thường xuyên được theo dõi tại các trang web trên toàn tiểu bang đã được kiểm tra: các hạt vật chất nhỏ hơn đường kính hơn 2,5 microgram (2,5), sulfur dioxide, nitrogen dioxide, và carbon monoxide. Phương tiện giao thông, công nghiệp, nhà máy điện và các nguồn khác phát ra các chất gây ô nhiễm không khí.

Các nhà nghiên cứu chỉ định tiếp xúc với môi trường ô nhiễm không khí xung quanh dựa trên nơi người mẹ đã sống, ở thời điểm 343.077 ca sinh , trong đó có 1.446 trẻ sinh sống, từ năm 1998 đến năm 2004.

Cứ tăng sự tiếp xúc thêm 10 đơn vị nitrogen dioxide thì tỷ lệ thai chết lưu ở phụ nữ trong ba tháng đầu tiên cũng tăng thêm 16% và tăng thêm 27% nguy cơ thai chết lưu trong toàn bộ thai kỳ. Cũng như vậy cứ tăng sự tiếp xúc thêm 3 đơn vị sulfur dioxide thì tỷ lệ thai chết lưu của phụ nữ trong ba tháng đầu tăng lên 13% và tăng lên 18% nguy cơ thai chết lưu trong toàn bộ thai kỳ.

Những tỷ lệ này nghe có vẻ nguy cơ tăng cao , nhưng vì hầu hết các phụ nữ khỏe mạnh có nguy cơ thai chết lưu rất thấp, thậm chí với sự gia tăng này thì tỷ lệ nguy cơ thai chết lưu ở phụ nữ cũng ở mức thấp.
Nguồn: http://www.environmentalhealthnews.org
Lăng Thúy ( ảnh: nguồn Internet)

Xem thêm ...