Hiện tượng ấm lên toàn cầu thách thức, rủi ro và giải pháp cho các khu vực trên thế giới



(Báo cáo mới nhất của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu chỉ ra những thách thức, giải pháp chính để giải quyết hiện tượng ấm lên toàn cầu cho mỗi khu vực).

STT

Khu vực

Thách thức

Giải pháp

1

Bắc Mỹ

Cháy rừng ảnh hưởng đến hệ sinh thái và nhà ở

Cải thiện các biện pháp ngăn ngừa cháy

Tử vong do các đợt nóng

Khuyến khích điều hòa không khí khu dân cư, xây dựng các trung tâm làm mát dành cho những đối tượng dễ bị tổn thương

2

Trung Mỹ và Nam Mỹ

Áp lực về nước tại những vùng bán khô hạn, những nơi được cung cấp nước phụ thuộc vào các dòng sông băng

Cải thiện cung cấp nước và cách sử dụng đất

Ngập lụt tại các khu vực nội đô do có lượng mưa vô cùng lớn

Cải thiện quản lý ngập lụt đô thị, xây dựng các hệ thống cảnh báo sớm và những báo động về thời tiết

Suy giảm về sản lượng và chất lượng lương thực

Phát triển các giống cây trồng có khả năng chịu hạn

3

Các vùng cực

Nguy cơ đe dọa hệ sinh thái đến từ sự thay đổi của tầng đất đóng băng vĩnh cửu, tuyết và băng.

Nâng cao khả năng kiểm soát rủi ro, kiểm soát sự săn bắn các loài khác nhau nếu có thể.

Sự bất ổn an ninh lương thực, sự thiếu hụt nguồn nước uống an toàn và đáng tin cậy

Cải thiện hệ thống kiểm soát đánh giá, chuyển đổi nguồn tài nguyên, bố trí tại những địa điểm khác.

Tác động đến cộng đồng người phương Bắc nếu biến đổi khí hậu diễn ra nhanh

Cải thiện sự giao tiếp, giáo dục và đào tạo, khuyến khích sự đồng quản lý về hệ sinh thái

4

Các khu vực đảo nhỏ

Mất nhà, mất đất trồng trọt, mất các cơ sở hạ tầng và kế sinh nhai do mực nước biển dâng và các cơn bão

Thúc đẩy vùng đệm ven biển và cải thiện sự quản lý nguồn tài nguyên đất và nước

Mất vùng đất thấp tại các khu vực ven biển do sự tác động đồng thời của nước biển dâng và sự gia tăng cường độ các cơn bão

Không xây dựng các tòa nhà mới tại những vùng có nguy cơ tiềm ẩn.

5

Châu Âu

Ngập lụt tại các lưu vực sông và trên bờ biển

Cải thiện sự ngăn ngừa ngập lụt

Áp lực về nước tại các vùng đất khô hạn

Giảm thiểu sự lãng phí nước, bao gồm cả việc sử dụng nước cho tưới tiêu.

Các đợt nóng và và ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe

Giảm thiểu phát thải để cải thiện chất lượng không khí, sửa lại nhà và nơi làm việc cho thích nghi với những đợt nóng.

6

Châu Phi

Áp lực về nước

Sử dụng thông minh nguồn nước

Thiếu hụt lương thực

Sử dụng các cây trồng chịu được ứng suất, giúp đỡ cho những trang trại nhỏ.

Muỗi và những căn bệnh lây truyền qua nước

Phát triển hệ thống cảnh bảo , cải thiện vệ sinh.

7

Châu Á

Lũ lụt gây phá hủy nhà cửa và cơ sở hạ tầng

Xây dựng nhiều hơn những tòa nhà kiên cố và sự tái định cư có chọn lựa

Tử vong do sức nóng khủng khiếp

Nâng cao hệ thống y tế, cải thiện quy hoạch thành phố để giảm thiểu sự tích lũy hơi nóng trong đô thị

Sự suy dinh dưỡng bị gây ra do hạn hán

Tăng cường chú ý đến việc cung cấp lương thực, nâng cao sự chuẩn bị đối phó với thảm họa

8

Châu Úc

Phá hủy dải san hô ngầm và, tại Châu Úc, các loài động thực vật đã và đang biến mất

Giảm thiểu áp lực lên hệ sinh thái do ô nhiễm, du lịch và các loài được ghi trong danh sách

Lũ lụt, và sự biến mất các cơ sở hạ tầng ven biển do nước biển dâng

Sử dụng đất thông minh hơn để giảm thiểu sự phơi nhiễm với lũ lụt và sự xói mòn bờ biển

9

Châu Đại Dương

Giảm thiểu đánh bắt cá tại các vùng vĩ độ thấp

Quản lý linh hoạt ảnh hưởng tới sự đa dạng nguồn cung cấp, mở rộng ngư nghiệp.

Suy giảm đa dạng sinh học do sự phá hủy dải san hô ngầm vì sức nóng

Giảm thiểu các áp lực do con người gây ra như ô nhiễm, du lịch và đánh bắt

Phá hủy tới hệ sinh thái ven bờ như rừng đước và tảo biển do xói mòn đất bị gây ra do mưa lớn và xói mòn vùng ven biển

Giảm thiểu xói mòn đất bị gây ra do chặt phá rừng

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở CHÂU Á

Những tác động chính do kinh tế được dự báo vào khoảng giữa thế kỷ 21

(Nguồn: Ủy ban Liên quốc gia về Biến đổi khí hậu. 2014: Tác động, thích nghi và sự dễ bị tổn thương)

Các con số và thông điệp:

2.2% GDP: ước tính là sự thiếu hụt hàng năm tại cái nước Philipines, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam tính đến thời điểm năm 2100.

Hơn 7 tỷ USD: ước tính số tiền mà nền nông nghiệp bị mất tại Ấn độ vào năm 2030 (ảnh hưởng đến 10% dân số nước này)

1.1 USD – 1.7 tỷ USD: ước tính nền kinh tế sẽ bị thiệt hại do hạn hán tại khu vực Đông Bắc Trung Quốc vào năm 2030.

Tại nhiều quốc gia khu vực Châu Á: Vấn đề sức khỏe do nắng nóng và bệnh tật.

Bảng biểu về những tác động tại một số khu vực trên thế giới:

STT

Khu vực

Tác động

1

Turkmenistan

Thiếu hụt nguồn nước sạch

Hiệu suất cây trồng thấp hơn

2

Afghanistan

Biến mất một số loài thực vật

Tan băng/ hoặc vùng đất đóng băng vĩnh cửu

3

Ấn Độ

Hủy hoại lương thực

Tan băng/ hoặc vùng đất đóng băng vĩnh cửu

Thiếu nước sạch

Hiệu suất cây trồng thấp

Biến mất một số loài động vật có vú

4

Vịnh Bengal

Hủy hoại lương thực

Biến mất một số loài động vật có vú

Hiệu suất cây trồng thấp

5

Trung Quốc

Tan băng/ hoặc vùng đất đóng băng vĩnh cửu

Thiếu hụt nguồn nước sạch

Biến mất một số loài động vật có vú

Hiệu suất cây trồng thấp

Hủy hoại lương thực

6

Nhật Bản

Hiệu suất cây trồng thấp

Hủy hoại lương thực

Chuyển đổi cơ cấu một số loài san hô

7

Philippines

Chuyển đổi cơ cấu một số loài san hô

8

Indonesia

Hiệu suất cây trồng thấp

9

Singapore

Chuyển đổi cơ cấu một số loài cá

10

Nga

Biến mất một số loài thực vật

Chuyển đổi cơ cấu một số loài thực vật

Hiệu suất cây trồng thấp

Tan băng/ hoặc vùng đất đóng băng vĩnh cửu

Xói mòn bờ biển (sự định cư và/ hoặc môi trường sống tự nhiên)

11

Bắc Băng Dương

Xói mòn bờ biển

12

Thái Bình Dương

Chuyển đổi cơ cấu một số loài san hô

Người dịch Cao Ngọc ( ảnh: nguồn Internet)

Xem thêm ...