Hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp: những điều người sử dụng lao động cần biết



Hồ sơ giám định là thủ tục bắt buộc phải thực hiện để bảo vệ quyền lợi của người lao động khi bị thương tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và để thực hiện chế độ hưu trí, tử tuất; do người sử dụng lao động thực hiện theo quy định của […]

Hồ sơ giám định là thủ tục bắt buộc phải thực hiện để bảo vệ quyền lợi của người lao động khi bị thương tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và để thực hiện chế độ hưu trí, tử tuất; do người sử dụng lao động thực hiện theo quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động. Tuy nhiên, hiện nay có tới 80% cơ sở sản xuất chưa thực hiện trách nhiệm khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động, gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người lao động. Việc nâng cao nhận thức cho người sử dụng lao động về việc chấp hành quy định này của pháp luật là hết sức bức thiết.
Hồ sơ giám định có nhiều loại phục vụ cho công tác giám định lần đầu, giám định tái phát, giám định tổng hợp, giám định vượt khả năng chuyên môn, giám định phúc quyết hoặc giám định lần cuối; được quy định tại các điều 8,9,10,11,12 và các phụ lục của Thông tư 14/2016/TT-BYT Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội thuộc lĩnh vực y tế.

Tư vấn quy trình phát hiện bệnh nghề nghiệp bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172(Ảnh: Tổng đài tư vấn 19006172)
Hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp lần đầu bao gồm: Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động hoặc giấy đề nghị giám định của người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng. Giấy ra viện hoặc hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án.
Giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người đang đóng bảo hiểm bắt buộc: Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động; bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau (nếu có): Tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy xác nhận khuyết tật hoặc giấy ra viện hoặc các giấy tờ khám, điều trị các bệnh, thương tật.
Giám định để thực hiện chế độ hưu trí trước tuổi đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng; giám định thực hiện chế độ tử tuất; giám định đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm mắc bệnh nghề nghiệp, hồ sơ cần giấy đề nghị giám định; bản sao hợp lệ của một trong các loại giấy tờ sau (nếu có): Tóm tắt hồ sơ bệnh án, giấy xác nhận khuyết tật, giấy ra viện, các giấy tờ khám, điều trị các bệnh, thương tật.


Khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động


Trong tháng hướng về công nhân năm 2016, Sở Y tế khám, tư vấn và cấp thuốc miễn phí cho trên 1000 lượt lao động, qua đó phát hiện có gần 800 công nhân mắc bệnh nghề nghiệp

Hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp tái phát: Giấy tờ đề nghị giám định; hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp hoặc hồ sơ bệnh nghề nghiệp hoặc sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp; các giấy tờ điều trị bệnh nghề nghiệp tái phát; bản sao hợp lệ biên bản giám định y khoa lần liền kề trước đó.
Hồ sơ giám định tổng hợp: Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động hoặc giấy đề nghị giám định trong trường hợp người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc đã nghỉ hưu. Bản sao hợp lệ biên bản giám định y khoa lần liền kề trước đó (đối với trường hợp đã khám giám định). Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp với đối tượng và loại hình giám định.
Hồ sơ giám định vượt khả năng chuyên môn: Văn bản đề nghệ giám định do vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh do lãnh đạo cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa ký tên và đóng dấu. Bản sao hợp lệ hồ sơ đề nghị khám giám định theo quy định phù hợp với từng đối tượng và loại hình khám giám định. Một trong các loại giấy tờ: Bản sao hợp lệ biên bản giám định y khoa đối với trường hợp Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh đã khám giám định; biên bản họp của Hội đồng Giám định y khoa xác định vượt khả năng chuyên môn đối với trường hợp chưa khám.
Hồ sơ giám định phúc thẩm quyết hoặc giám định phúc thẩm quyết lần cuối: Hồ sơ giám định phúc quyết: Đối với trường hợp tổ chức đề nghị: Văn bản đề nghị giám định phúc quyết của Bộ Y tế hoặc Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội hoặc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc của người sử dụng lao động. Đối với trường hợp cá nhân đề nghị: Văn bản đề nghị phúc quyết của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh đã giám định cho đối tượng do lãnh đạo cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh đã khám cho đối tượng ký xác nhận và đóng dấu. Văn bản ghi rõ đối tượng không đồng ý với kết luật của Hội đồng và đề nghị giám định phúc quyết, kèm theo Giấy đề nghị giám định của cá nhân yêu cầu. Bản sao hợp lệ hồ sơ giám định y khoa theo quy định tại một trong các Điều 8,9,10. Biên bản Giám định y khoa của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh.
Hồ sơ đề nghị giám định phúc quyết lần cuối:Đối với trường hợp tổ chức đề nghị: Văn bản đề nghị giám định phúc quyết lần cuối của Bộ Y tế hoặc Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội hoặc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc của người sử dụng lao động.
Đối với trường hợp cá nhân đề nghị: Văn bản đề nghị khám giám định phúc quyết lần cuối của Hội đồng Giám định y khoa do lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng đã khám cho đối tượng ký xác nhận và đóng dấu. Văn bản ghi rõ đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng Giám định y khoa cấp TW và đề nghị khám giám định phúc quyết lần cuối, kèm theo Giấy đề nghị khám giám định phúc quyết lần cuối của cá nhân đề nghị.
Bản sao hợp lệ hồ sơ giám định y khoa phù hợp với từng đối tượng và hoại hình khám giám định. Biên bản giám định y khoa của Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương.
Trách nhiệm lập hồ sơ: Người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa đối với các trường hợp người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội đề nghị giám định để hưởng lương hưu hoặc đề nghị giám định để hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần; thân nhân của người lao động đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp hằng tháng; người lao động đã nghỉ việc đề nghị khám giám định tái phát.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa đối với các trường hợp không thuộc quy định trên.
Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh có trách nhiệm lập hồ sơ đối với trường hợp khám phúc quyết.
Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp trung ương có trách nhiệm lập hồ sơ giám định phúc quyết lần cuối.
Mai Lê

 

Xem thêm ...