Hội nghị tổng kết Dự án cải thiện vệ sinh cộng đồng dựa trên kết quả (Washoba)



Ngày 26/6/2017 tại Hà Nội, Cục Quản lý môi trường y tế đã phối hợp với tổ chức Đông Tây Hộ Ngộ tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án cải thiện vệ sinh cộng đồng dựa trên kết quả. Đến dự có PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương – Cục trưởng Cục Quản lý môi […]

Ngày 26/6/2017 tại Hà Nội, Cục Quản lý môi trường y tế đã phối hợp với tổ chức Đông Tây Hộ Ngộ tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án cải thiện vệ sinh cộng đồng dựa trên kết quả. Đến dự có PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương – Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Tổng giám đốc tổ chức Đông Tây Hội Ngộ toàn cầu, Giám đốc Đông Tây Hội Ngộ Việt Nam cùng đại diện TƯ Hội LHPNVN, Trung tâm Y tế dự phòng và Hội LHPN 04 tỉnh thuộc dự án. Ngoài ra còn có sự tham dự của các đơn vị phối hợp là Ngân hàng chính sách xã hội, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tếphát biểu tại Hội Nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường Y tế PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương cho biết : “Dự án Cải thiện vệ sinh cộng đồng dựa trên kết quả Washoba do Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) tài trợ thông qua tổ chức Đông Tây Hội Ngộ được triển khai thực hiện tại 80 xã thuộc 11 huyện của 4 tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Giang, Bình Định và Bến Tre với mục tiêu cải thiện vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình, thay đổi thói quen hành vi vệ sinh của người dân với kết quả đầu ra dự kiến là xây dựng được 17.000 nhà tiêu hợp vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế, góp phần phòng chống các bệnh, dịch đường tiêu hóa, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Cục Quản lý mội trường y tế đánh giá rất cao phương pháp tiếp cận mới mà dự án đã áp dụng để tăng tỷ lệ nhà tiêu HVS cũng như những kết quả cụ thể mà dự án đã đạt được. Với cách tiếp cận mới là hỗ trợ dựa trên kết quả đầu ra (OBA), sự quan tâm ủng hộ của UBND tỉnh và chính quyền các cấp, dự án đã xây dựng được một mạng lưới cán bộ triển khai với nòng cốt là cán bộ y tế và cán bộ hội phụ nữ các cấp tham gia dự án. Nhờ đó, dự án đã đạt được những thành tích đáng khích lệ trong việc vận động các hộ gia đình xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh thông qua các gói thưởng. Đặc biệt dự án đã khuyến khích và vận động được sự tham gia của các hộ nghèo, hộ phụ nữ đơn thân, người khuyết tật.

Đại diện tổ chức Đông Tây Hội Ngộ và Trung ương Hội Liên Hiệp Phụ nữ phát biểu tại Hội nghị
Trong chương trình Hội nghị, Cục Quản lý môi trường y tế và tổ chức Đông Tây Hội Ngộ đã trình bày báo cáo đánh giá kết quả thực hiện dự án và những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện dự án. Bên cạnh đó các báo cáo hoạt động thu thập số liệu, giám sát; hoạt động truyền thông vận động cũng như các báo cáo chia sẻ kinh nghiệm tuyên truyền, áp dụng mô hình Dự án ra các địa phương đã được các đại biểu đến từ 4 tỉnh dự án trình bày tại Hội nghị. Qua triển khai dự án tập trung vào xây dựng cơ chế chỉ đạo, cơ chế phối hợp từ cấp trung ương đến cấp thôn bản, xây dựng hội nghị, hội thảo, tài liệu truyền thông vận động cộng đồng cho các tỉnh, tập huấn đào tạo nâng cao năng lực, xây dựng các gói thưởng cho các hộ gia đình xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh và cho ban quản lý dự án những người trực tiếp tham gia vận động truyền thông. Đối tượng chính được tập trung tại dự án là hộ nghèo, phụ nữ đơn thân và người khuyết tật. Trong quá trình thực hiện dự án cũng đã có nhiều khó khăn vất vả cho cán bộ thự hiện, OBA là phương thức thực hiện khá mới đối với Ban Quản lý dự án và cán bộ, ngành liên quan cũng như đối với người dân vì vậy mất thời gian để làm quen và hiểu dự án, bên cạnh đó vấn đề truyền thông để dân hiểu và làm theo là cả 1 quá trình mà để đạt được điều đó từ ban quản lý đến các truyền thông viên đã nỗ lực hết mình để thực hiện. Kết quả hoạt động đầu ra của dự án đã đạt 17.207 nhà tiêu đã được thẩm định và công nhận bên cạnh đó có được 5.713 nhà tiêu hợp vệ sinh được xây mới đặc biệt tỉnh Bắc Giang đã hoàn thành 3.220 nhà tiêu so với Kế hoạch là 1000 chiếc.
Báo cáo viên trình bày tại Hội Nghị
Cuối hội nghị các đại biểu đã thảo luận về giải pháp nhân rộng và áp ụng mô hình Dự án ra các địa phương khác và cho rằng cách tiếp cận trả theo kết quả đầu ra cho thấy tính hiệu quả cao và còn được áp dụng cho các dự án khác (dự án 8 tỉnh sông Hồng, dự án 21 tỉnh vốn vay WB). Vì vậy nên mở rộng cách tiếp cận này. Tuy nhiên hiện nhà nước chưa có kinh phí hỗ trợ cho sự tham gia của chính quyền, Hội Phụ nữ vì vậy cần sự hỗ trợ từ Chính phủ Úc và tổ chức Đông Tây hội ngộ. Hệ thống quản lý bằng smartphone sẽ được xem xét và lên kế hoạch triển khai thí điểm tại một số địa phương. Thêm vào đó một mục tiêu mới được đề ra đến năm 2020 có 75% nhà tiêu hợp vệ sinh và đến năm 2030 tỉ lệ là 100% nhà tiêu hợp vệ sinh.


Các đại biểu tham dự tham gia thảo luận cùng Hội nghị tổng kết
Tiếp tụ đào tạo, tập huấn cho tuyến tỉnh về kỹ năng truyền thông, vận động, huy động sự tham gia của các cấp chính quyền, các ngành và cộng đồng trong lĩnh vực cung cấp nước sạch và cải thiện vệ sinh môi trường nông thôn; nhân rộng mô hình OBA trong các dự án khác của Vihema… là phương hướng duy trì tính bền vững của dự án mà Cục Quản lý môi trường y tế đề ra. Dự án cải thiện vệ sinh cộng đồng dựa trên kết quả – WASHOBA đã hoàn thành tất cả các hoạt động và đã đạt mục tiêu đề ra ban đầu, tất cả nhờ có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Y tế, Hội phụ nữ các cấp, tổ chức ĐTHN và UBND các tỉnh.
Lăng Thúy

Xem thêm ...