Hội nghị triển khai mô hình truyền thông về vệ sinh Hưởng ứng phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân tại tỉnh Hưng Yên năm 2019
Hưởng ứng phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, nhằm triển khai sâu rộng Phong trào trong toàn xã hội và cộng đồng dân cư và đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân thấy rõ mục đích, ý nghĩa của phong trào. Với mục tiêu đó ngày 10/9/2019, […]
Hưởng ứng phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, nhằm triển khai sâu rộng Phong trào trong toàn xã hội và cộng đồng dân cư và đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân thấy rõ mục đích, ý nghĩa của phong trào. Với mục tiêu đó ngày 10/9/2019, được sự quan tâm của Cục Quản lý môi trường y tế – Bộ Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hưng Yên tổ chức Hội nghị “Triển khai mô hình truyền thông về vệ sinh hưởng ứng Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân tại tỉnh Hưng yên năm 2019”.
Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hưng Yên, đại diện lãnh đạo UBND huyện Ân Thi, Trung tâm Y tế huyện, Đại diện UBND xã Phù Ủng, trưởng thôn cùng các hộ gia đình làng nghề Kim Hoàn.
“Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, là tài sản quốc gia” vì vậy việc thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh, nâng cao sức khoẻ cho người dân đã được Chính phủ nhiều quốc gia quan tâm chỉ đạo. Hưởng ứng lời kêu gọi “Vệ sinh yêu nước” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/6/2012, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 730/QĐ-TTg về việc lấy ngày 2/7 hàng năm là ngày Vệ sinh yêu nước, Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 26/11/2012 về việc triển khai phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ giữa ba thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Diện tích: 926 Km2, dân số 1.151.650 người, mật độ dân số là 1.244 người/1km2. Toàn tỉnh được phân chia thành 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với 161 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 139 xã, 14 phường và 8 thị trấn. Tỷ lệ hộ nghèo là 2,55%, tỷ lệ số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh là 76,3%; tỷ lệ số người dân sử dụng nguồn nước sạch, hợp vệ sinh là 87,6%. Theo số liệu điều tra, hiện nay toàn tỉnh Hưng Yên có khoảng 62 làng nghề hoạt động ở các lĩnh vực và mức độ khác nhau, thu hút và giải quyết việc làm cho trên 19.600 lao động. Các làng nghề truyền thống chủ yếu phụ thuộc mùa vụ như nghề làm Long Nhãn, Đan Đó, Làm Hương, Bóng Bì, Làm Tương…
Nhằm thúc đẩy và hưởng ứng tích cực Phong trào “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khoẻ nhân dân” do Chủ tịch nước phát động, góp phần xây dựng nông thôn mới. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh lập kế hoạch thực hiện “mô hình truyền thông về vệ sinh làng nghề” với các nội dung truyền thông vận động người dân triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường, thực hiện thu gom quản lý chất thải, tăng cường các hoạt động về vệ sinh cá nhân, vệ sinh chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt, xây dựng sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh tại làng nghề kim hoàn Huệ Lai nằm ở xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, Hưng Yên, nhằm nâng cao nhận thức của người dân tại khu vực làng nghề trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước và thực hành các hành vi vệ sinh có lợi cho sức khỏe. Phấn đấu 100% số hộ gia đình trong làng nghề kim hoàn Huệ Lai sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 90% số hộ gia đình trong làng nghề kim hoàn Huệ Lai có nhà tiêu/nhà vệ sinh hợp vệ sinh; 45% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh; không sử dụng phân tươi để chăm bón cây trồng; 100% cơ sở sản xuất, nơi công cộng trên địa bàn (trạm y tế xã, trường học, UBND, bãi đỗ xe…) có nhà tiêu hợp vệ sinh, có đủ nước sạch và chỗ rửa tay với xà phòng; 100% trường học thực hiện phong trào vệ sinh phòng bệnh trong giáo viên học sinh; 100% người dân địa phương, được tuyên truyền, phổ biến các kiến thức kiến thức cơ bản về thu gom và sử lý rác thải rắn sinh hoạt đúng quy định.
Hội nghị tập chung triển khai Kế hoạch thực hiện thí điểm mô hình truyền thông về vệ sinh làng nghề kim hoàn Huệ Lai. Các nội dung truyền thông tập trung vào việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, thực hiện thu gom quản lý chất thải; tăng cường các hoạt động về vệ sinh cá nhân; vệ sinh trong lao động; vệ sinh nơi làm việc; vệ sinh chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt; xây dựng sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Bên cạnh đó, các đại biểu tham dự cùng nhau thảo luận, đóng góp ý kiến về vệ sinh nông thôn lồng ghép vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường nhân rộng mô hình truyền thông để tổ chức thực hiện các hoạt động chương trình phù hợp với tình hình thực tế và đạt hiệu quả.
Cũng tại Hội nghị các đại biểu đã đóng góp ý kiến cho Dự thảo kế hoạch Phong trào vệ sinh yêu nước giai đoạn 2020 – 2025 để trình UBND tỉnh ban hành.
Có thể nói, Truyền thông cộng đồng và việc làm không thể thiếu để giúp người dân hiểu biết về vệ sinh môi trường. Vì thế, chỉ có việc đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục với sự tham gia tích cực của các cấp, ngành, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng là giải pháp quan trọng trong công tác nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ của người dân và khuyến khích thực hiện các hành vi có lợi để giữ gìn, bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe của người dân các làng nghề nói riêng và người dân trên cả nước nói chung, góp phần phát triển bền vững đất nước.
Một số hình ảnh Hội nghị:
Lăng Thúy
Xem thêm ...
- Xử lý nước sinh hoạt cho hộ gia đình trong mùa lũ 12/09/2024
- Hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt 06/09/2024
- Mít tinh hưởng ứng Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe Nhân dân 14/08/2024
- Thư mời báo giá (Thuộc hoạt động Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2024 và Đề án truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn 2030) 26/07/2024
- Thư mời báo giá (Thuộc hoạt động Điều tra, đánh giá 5 năm thực hiện Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu ngành y tế giai đoạn 2019-2030, tầm nhìn đến năm 2050) 05/06/2024