Không biết amiăng độc mà dùng là điếc không sợ súng



Trên đây là kết luận của TS.Vũ Thường Bồi sau khi đưa ra các ý kiến phản biện đối với Công văn 42 ngày 20/11/2014 của Hiệp hội tấm lợp Việt Nam gửi Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam. Với tư cách Ủy viên Ban chấp hành Hội Hóa học Việt […]

Trên đây là kết luận của TS.Vũ Thường Bồi sau khi đưa ra các ý kiến phản biện đối với Công văn 42 ngày 20/11/2014 của Hiệp hội tấm lợp Việt Nam gửi Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam.
Với tư cách Ủy viên Ban chấp hành Hội Hóa học Việt Nam, Trưởng Ban Khoa học Công nghệ Hội Hóa học Hà Nội, TS. Vũ Thường Bồi đã đưa ra nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học, cơ quan quản lý, tổ chức trên thế giới làm rõ sự thiếu chuẩn xác trong các ý kiến chính thức của Hiệp hội tấm lợp Việt Nam tại Công văn 42. Trong đó ý kiến quan trọng nhất là việc Hiệp hội tấm lợp Việt Nam thông tin không chính xác về tính chất độc hại của amiăng trắng.
Theo TS. Vũ Thường Bồi, amiăng là thuật ngữ chỉ nhóm sợi khoáng chất silicat khác nhau về thành phần hóa học. Chúng có thể được chia làm 2 nhóm là secpentin và amphibol. Nhóm secpentin có hàm lượng magie silicat là chính. Nhóm amphibol thì chứa nhiều muối silicats của các kim loại khác như sắt, nhôm, canxi…Chúng đều là chất kết tinh hình kim, khó tan trong nước, trơ về mặt hóa học, tính hấp phụ cao. Bụi amiăng vào người theo đường thở bám vào màng tế bào, khó đào thải theo cơ chế đại thực bào, gây bệnh ung thư theo cơ chế vật lý và cơ chế hóa học. Trong cơ chế hóa học thì ion sắt hóa trị hai chính là nguyên nhân gây sai lệch mã thông tin điều khiển tăng trưởng tế bào. Không có cơ sở nào khẳng định chrysotile khác amphibol về bản chất.
Trong Đạo luật trách nhiệm pháp lý, đền bù, ứng xử môi trường toàn diện (Comprihensive Environmental Respose, Compensation, and Liability Act -1980) không phải Asenic là chất độc số 1 còn Chrysotile xếp thứ 119, mà đấy là thứ tự chất bị vi phạm tiêu chuẩn môi trường theo một cách tính điểm để thu phí xử lý, còn Chrysotile vẫn là chất độc gây ô nhiễm số 1 theo tiêu chuẩn quản lý môi trường Mỹ (Environmental Protection Agency-EPA). Không hiểu vì sao chất gây ô nhiễm không khí số 1 theo tiêu chuẩn Mỹ lại rơi xuống 119 “trong bảng thống kê chất độc” theo ông Võ Quang Diệm –Phó Chủ tịch Hiệp hội tấm lợp đã nêu.
Theo TS. Vũ Thường Bồi, không có khoáng chất chrysotil tinh khiết. Sản phẩm chrysotil A3, A5, A6 nhập khẩu thường lẫn tạp chất amphibol hoặc sắt, nên chính tạp chất sắt hoặc amphibol trong chrysotile làm cho chrysotil cũng gây độc và các nhà nghiên cứu trên thế giới kết luận tất cả các loại amiang đều gây ung thư đường thở và không có ngưỡng nào. Nên nhớ tiêu chuẩn kiểm soát bụi amiăng trong không khí ở Mỹ (EPA) 0,1 sợi/ml tức là 1 lít không khí có 100 sợi. Chúng ta chưa làm việc này hàng ngày để kiểm soát và cảnh báo.
Về việc Mỹ đã cấm rồi lại chưa ra lệnh cấm amiăng, cần phải hiểu rằng, mặc dù chưa ra lệnh cấm, nhưng với các chế tài như CERCLA, EPA thì còn hơn cấm toàn diện. Lệnh cấm dùng amiăng trong phanh xe cộ ở Mỹ có hiệu lực năm 2014. Tại bang Sao Polo (Brazil) đã cấm amiăng và đang trong lộ trình cấm cả nước.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã nghiên cứu tình trạng chết vì ung thư của dân cư có tiền sử phơi nhiễm ở mỏ khai thác và chế biến chrysotil ở Nga năm 2013, đã kết luận chrysotil là thủ phạm gây ung thư và bụi amiăng ở đây phát tán trên phạm vi toàn thế giới (Cancer Epidemology –The International Journal of Cancer Epidemology, Detection,and Privention). Trong nghiên cứu này có 2 Phân viện của Trung tâm nghiên cứu ung thư (IRAC) của New Zealand và hai cơ sở của Nga là Trung tâm nghiên cứu Y khoa Ecaterinbua và Viện nghiên cứu sức khỏe bệnh nghề nghiệp thuộc Viện Hàn lâm Y học Nga.
Đoàn của Bộ Xây dựng đi thăm thành phố Asbectot, kết luận thành phố sạch là duy ý chí vì bụi amiăng trong không khí không thể nhìn thấy đựơc. Định luật Brao dựa vào bụi trong không khí để chứng minh không khí chuyển động phải đóng kín phòng lại rồi cho tia nắng chiếu vào mới thấy hạt bụi chuyển động hỗn loạn.
Nhà báo Nga Anna Nemtsopva viết “Sự thật đau lòng về thành phố amiăng ở nước Nga” viết về một sự thật khác ở thành phố Asbect mà Đoàn Bộ xây dựng vừa ca tụng (Sức khỏe và Môi trường của Tổng Hội Y học Việt Nam số 19 tháng 10-2014).
TS. Vũ Thường Bồi cũng “không hiểu tại sao” Hiệp hội tấm lợp Việt Nam cho rằng Chính phủ không nên cấm sử dụng amiăng vì “chưa có bằng chứng thuyết phục nói amiăng độc”, trong khi trên thế giới đã công bố những nghiên cứu đánh giá amiăng độc. Tiêu biểu là Bách khoa toàn thư về công nghiệp hóa học của Hội Hóa học Hoàng gia Anh (1960) nói crysotile độc; ASTM-C220-91 (Tiêu chuẩn Mỹ) khẳng định amiăng và sản phẩm amiăng có hại cho sức khỏe con người và cộng đồng xã hội. Trong các báo cáo của UNEP, ILO,WHO 1986 nói các nghiên cứu cơ bản về dịch tễ, độc học, nguy cơ phơi nhiễm amiăng liên quan đến các bệnh đường thở. Trung tâm nghiên cứu ung thư quốc tế (IARA) kết luận có đầy đủ bằng chứng về chrysotil, amphibol gây ung thư qua các kết quả nghiên cứu công bố vào các năm 1972, 1973, 1976, 1977, 1982, 1987, 2012. rong công bố 2012 IARA công bố phát hiện amiăng trong phổi bệnh nhân không có tiền sử tiếp xúc amiăng. Cơ chế gây ung thư phổi, trung biểu mô theo cơ chế vật lý và cơ chế hóa học sau khi amiăng khu trú trong tế bào màng phổi nhưng không đào thải được theo cơ chế đại thực bào ăn vật thể lạ.
Đặc biệt, WHO công bố tỷ lệ chết do ung thư trung biểu mô tăng tỷ lệ thuận với khối lượng amiăng tiêu thụ; amiăng quá trơ về mặt hóa học nên tồn lưu trong khí quyển, trong đất rất lâu; các nghiên cứu ở EU khẳng định phơi nhiễm amiăng có ở tất cả các ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ…, không thể kiểm soát được sự phát tán bụi amiăng độc hại nên để hạn chế bệnh liên quan đến amiăng tốt nhất là thôi dùng amiăng. Trên thực tế đã có 159 nước trong 176 nước tham gia Công ước Rotecdam đồng ý đưa chrysotil vào Phụ lục 3- là danh sach chất độc hại công nghiệp đầu bảng, gần 60 nước cấm dùng amiăng và các sản phẩm amiăng
Tư những bằng chứng khoa học trên thế giới , TS.Vũ Thường Bồi đã đi đến kết luận “Không biết amiăng độc mà dùng là điếc không sợ súng,còn biết amiăng độc mà vẫn dùng là dùng súng giết người”.
EBHPD

Xem thêm ...