Loại bỏ phóng uế bừa bãi



Giới thiệu Phóng uế bừa bãi đề cập đến vấn đề mọi người đi tiêu ngoài đồng, bụi rậm, rừng, các vùng nước như sông, suối.. hoặc các không gian mở khác thay vì sử dụng nhà vệ sinh để đại tiện. Phóng uế bừa bãi gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với […]

Giới thiệu
Phóng uế bừa bãi đề cập đến vấn đề mọi người đi tiêu ngoài đồng, bụi rậm, rừng, các vùng nước như sông, suối.. hoặc các không gian mở khác thay vì sử dụng nhà vệ sinh để đại tiện.
Phóng uế bừa bãi gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của trẻ em ở Ấn Độ.
Đi vệ sinh ngoài trời khiến phụ nữ gặp nguy hiểm khi bị tấn công thể chất và gặp phải những vấn đề như rắn cắn. Vệ sinh kém cũng làm tê liệt sự phát triển của quốc gia: công nhân sản xuất kém năng suất hơn, tuổi thọ con người giảm đi, tiết kiệm và đầu tư ít hơn và ít có khả năng gửi con đến trường.
Các chiến dịch nâng cao nhận thức, truyền thông mở rộng và áp lực từ trẻ em trong độ tuổi đi học là những động lực thúc đẩy thay đổi hành vi. Ngoài ra dân số ngày càng tăng, canh tác nông nghiệp và đô thị hóa ngày càng tăng, không gian thuận tiện cho phóng uế bừa bãi cũng bị giảm đi.
Bức tranh lớn
Bạn có biết không?
Một GRAM phân chứa:
• 10.000.000 vi-rút
• 1.000.000 vi khuẩn
• 1.000 u nang ký sinh trùng
Phân trẻ em chứa nhiều vi trùng hơn người lớn.
Phụ nữ và trẻ em gái phải đối mặt với sự xấu hổ và mất phẩm giá cá nhân và mạo hiểm sự an toàn bản thân nếu không có nhà vệ sinh ở nhà. Họ phải chờ đợi màn đêm buông xuống để giải tỏa sự riêng tư.
UNICEF hành động
Chính phủ Ấn Độ với sự giúp đỡ của các đối tác như UNICEF đang xem xét nghiêm túc những thách thức của phóng uế bừa bãi. Chính phủ ấn độ đề ra mục tiêu loại bỏ phóng uế bừa bãi vào năm 2019 và đặt UNICEF Ấn Độ là đối tác chính trong chương trình hàng đầu của mình để đạt được mục tiêu này thông qua Phái bộ Swatchh Bharat (SBM).
SBM nhấn mạnh việc nâng cao nhận thức, chia sẻ thông tin và tạo ra sự thay đổi hành vi để thu hẹp khoảng cách giữa xây dựng nhà vệ sinh và cách sử dụng chúng một cách hợp lý.
UNICEF đã xây dựng chiến lược cải thiện điều kiện vệ sinh, vệ sinh cá nhân và chiến lược truyền thông cấp quốc gia cho Chính phủ Ấn Độ và đang làm việc với các địa phương để phát triển và thực hiện các chiến lược đó.
UNICEF cũng đang hợp tác với các chính phủ để xây dựng các kế hoạch loại bỏ phóng uế bừa bãi nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho việc triển khai chương trình vệ sinh SBM của chính phủ.
UNICEF cũng đang làm việc với các bộ phận khác của chính phủ Ấn Độ như Bộ Phát triển nguồn nhân lực và Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình để cải thiện nước sạch và vệ sinh trong trường học và trong các trung tâm y tế. UNICEF hoạt động thông qua mạng lưới các văn phòng của UNICEF tại Ấn Độ để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các tỉnh/thành phố.
UNICEF ở Ấn Độ đã giới thiệu các tình nguyện viên của chương trình chiến dịch cộng đồng về vệ sinh toàn diện (CATS) ở sáu tỉnh, để chứng minh các phương pháp cơ sở có thể được khai thác để loại bỏ nhanh chóng và hiệu quả phóng uế bừa bãi (ODF). UNICEF cũng đã và đang nỗ lực xây dựng năng lực địa phương để thực hiện các chương trình CATS chất lượng và đào tạo giảng viên chính để mở rộng đội ngũ nhân viên được đào tạo phục vụ cho việc thực hiện chương trình.
Nước sạch và vệ sinh ở các trung tâm y tế
UNICEF tại Ấn Độ đang hợp tác với Bộ Y tế để lập bản đồ tuân thủ nước sạch và vệ sinh tại các cơ sở y tế ở các huyện còn thiếu thốn và đang đưa ra các khuyến nghị để giải quyết việc không tuân thủ.
Tăng cường thể chế
Dự án nước sạch và vệ sinh (WASH) làm việc với các chính quyền địa phương để xác định các vùng cần xây dựng năng lực. Ví dụ, nó đang giúp cải cách Nhiệm vụ Nước và Vệ sinh trở nên hiệu quả hơn.
Unicef cũng đang nỗ lực giải quyết các cơ chế nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng có thể đáp ứng được khi nhu cầu về nhà vệ sinh trong cộng đồng tăng lên. Các công nghệ vệ sinh cũng đang được tính toán phù hợp với các vùng khí hậu và địa lý khác nhau và dự án cũng đang hỗ trợ cải thiện kỹ năng của thợ xây để xây dựng nhà vệ sinh chất lượng tốt hơn.
Hỗ trợ truyền thông
Về các chiến dịch truyền thông, dự án nước sạch và vệ sinh WASH đã hỗ trợ kỹ thuật cho Chính phủ Ấn Độ để phát triển Chiến lược vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và truyền thông quốc gia (SHACS).
Chiến lược này được thiết lập ở tất cả các tỉnh/thành phố có sự hiện diện của UNICEF và đang được sẵn sàng triển khai. UNICEF cũng đang cung cấp kỹ thuật Liên minh nước sạch và vệ sinh toàn cầu (GIWA) cho Ấn Độ, để lên kế hoạch cho chương trình chiến lược bao gồm tiếp cận để tạo ra nhu cầu về nhà vệ sinh.
Hỗ trợ vận động
Dự án nước sạch và vệ sinh; Thúc đẩy và Truyền thông của UNICEF đã phát triển chiến dịch Poo2Loo. Chiến dịch độc đáo này cố tình nhằm vào thanh niên Ấn Độ có nhà vệ sinh ở nhà, để cảm hóa họ trước hoàn cảnh của những người không có nhà vệ sinh và tạo ra một phong trào xã hội do thanh niên đứng lên thúc đẩy nhu cầu cần có nhà vệ sinh của mọi người. Chiến dịch được phát động tại các thành phố lớn của Ấn Độ và trong giai đoạn thứ hai, chiến dịch đang được lan truyền đến các tỉnh/ thành phố nhỏ hơn.

Nguồn: https://unicef.in/Whatwedo/11/Eliminate-Open-Defecation

Dịch: Cao Ngọc

Xem thêm ...