Phòng chống các bệnh liên quan đến amiăng
Sợi amiăng Tác hại của amiăng đến sức khoẻ người lao động và cộng đồng được biết đến là gây bệnh bụi phổi–amiăng, ung thư phổi, ung thư trung biểu mô ác tính (màng phổi, màng bụng, màng tim), mảng màng phổi, tràn dịch và dày màng phổi, ung thư thực quản, buồng trứng. Vậy […]
Sợi amiăng
Tác hại của amiăng đến sức khoẻ người lao động và cộng đồng được biết đến là gây bệnh bụi phổi–amiăng, ung thư phổi, ung thư trung biểu mô ác tính (màng phổi, màng bụng, màng tim), mảng màng phổi, tràn dịch và dày màng phổi, ung thư thực quản, buồng trứng. Vậy phòng, chống các bệnh liên quan đến amiăng này như thế nào?
Theo Tổ chức Y tế thế giới, amiăng là chất gây ung thư nghề nghiệp quan trọng nhất, ước tính gây ra ½ số ca tử vong do ung thư nghề nghiệp trên thế giới. Gánh nặng bệnh tật toàn cầu do amiang là mỗi năm có hơn 100.000 người chết và hơn 1,5 triệu năm (DALYs) phải sống với khuyết tật. Số người chết do ung thư phổi là 41.000 người. Số người chết do ung thư trung biểu mô ác tính là 59.000 người. Amiăng là nguyên nhân của 80% các trường hợp bị ung thư trung biểu mô ác tính ở người. Số người chết do ung thư trung biểu mô ác tính ngày càng gia tăng ở các nước đã sử dụng nhiều Amiăng trong quá khứ.
Tác hại của amiăng đến sức khoẻ người lao động và cộng đồng được biết đến là gây bệnh bụi phổi amiăng, ung thư phổi, ung thư trung biểu mô (màng phổi, màng bụng, màng tim), mảng màng phổi, tràn dịch và dày màng phổi, ung thư thực quản, buồng trứng,… Tùy từng trường hợp khác nhau mà thời gian phát bệnh khác nhau sau khi tiếp xúc.
Amiăng có mặt ở đâu ?
Tại Việt Nam, gần 80% lượng amiăng nhập khẩu được sử dụng để sản xuất tấm lợp Fibro xi măng (hay còn gọi là tấm lợp A-C). Ngoài ra amiăng có mặt ở một số sản phẩm khác như tấm cách nhiệt, cách điện, chống cháy, má phanh, côn, tấm trần cách nhiệt, các sản phẩm của hệ thống bảo ôn,…
Amiăng xâm nhập cơ thể như thế nào ?
Amiăng xâm nhập vào cơ thể và gây hại chủ yếu qua đường hô hấp, khi người lao động và người sử dụng lao động hít phải sợi amiăng phát tán trong môi trường. Ngoài ra amiăng còn có thể xâm nhập qua đường tiêu hóa.
Các công việc phát sinh bụi amiăng chủ yếu trong quy trình sản xuất như xé bao, nghiền, trộn, khoan, nổ mìn,…
Tại cộng đồng, người dân tiếp xúc với bụi amiăng trong môi trường chủ yếu do khoan, cắt, phá dỡ, đập các tấm lợp, vật liệu có chứa amiăng, sử dụng các tấm lợp hư hỏng có chứa amiăng để làm đường, đổ móng làm nhà…
Chỉ đạo của Chính phủ về phòng chống bệnh do amiăng
Nhận thức về tác hại và ảnh hưởng lâu dài của amiăng đối với sức khỏe người lao động và cộng đồng dân cư, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo các hoạt động phòng chống tác hại của amiăng tại Công văn số 7307/VPCP-KGVX ngày 19/9/2014 với nội dung như sau:
Giao các Bộ: Xây dựng, Y tế, Lao động – Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu áp dụng kinh nghiệm quản lý quốc tế và tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động sản xuất và sử dụng amiăng trắng về môi trường làm việc; điều kiện an toàn, bảo hộ lao động; điều kiện và tiêu chí bệnh nghề nghiệp; tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (tiêu chuẩn về độ cứng vững, không giải phóng amiăng ra môi trường trong quá trình sử dụng); quy định về xử lý môi trường đối với các sản phẩm thải bỏ có chứa amiăng trắng là chất thải nguy hại;
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/11/2014 về phương án không phản đối đề xuất đưa amiăng trắng vào Phụ lục 3 Công ước Rotterdam trong kỳ họp năm 2015;
Bộ Xây dựng nghiên cứu, xây dựng Lộ trình cụ thể để thực hiện mục tiêu dừng sử dụng amiăng trắng trong sản xuất tấm lợp vào năm 2020. Tập hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc điều chỉnh các nội dung có liên quan trong Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành liên quan xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia loại trừ các bệnh liên quan đến amiăng; tổ chức triển khai nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng lâu dài và xác định các biện pháp giảm
ThS. Trần Anh Thành
Xem thêm ...
- Công văn xin ý kiến dự thảo sửa đổi bổ sung Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. 11/10/2024
- Hội thảo -Tập huấn cập nhật cập nhật kiến thức chuyên môn về quan trắc môi trường lao động theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP của Cục Quản lý Môi trường y tế 04/09/2024
- Thư mời báo giá (Thuộc hoạt động Xây dựng và phát sóng thông điệp truyền thông về Chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại cơ sở lao động, khu công nghiệp; phát sóng trên Đài truyền hình Thông Tấn và Đài truyền hình VTC1) 11/06/2024
- Thứ trưởng Bộ Y tế tặng quà, chia sẻ khó khăn với người lao động ngành y bị bệnh nghề nghiệp 24/05/2024
- Danh sách tổ chức công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động theo nghị định 44/2016/NĐ-CP và nghị định 140/2018/NĐ-CP 06/05/2024