Thông tin liên quan đến sắt trong nước biển



Theo kết quả quan trắc ngày 08/5/2016 của Tổng cục Môi trường – Bộ Tài Nguyên và Môi trường tại 2 bãi tắm Xuân Hải và Thạch Hải của tỉnh Hà Tĩnh cho thấy hàm lượng kim loại sắt là 0,7 – 0,8 mg/L vượt giá trị tối đa cho phép đối với vùng bãi […]

Theo kết quả quan trắc ngày 08/5/2016 của Tổng cục Môi trường – Bộ Tài Nguyên và Môi trường tại 2 bãi tắm Xuân Hải và Thạch Hải của tỉnh Hà Tĩnh cho thấy hàm lượng kim loại sắt là 0,7 – 0,8 mg/L vượt giá trị tối đa cho phép đối với vùng bãi tắm và thể thao dưới nước (Theo Quy chuẩn kỹ thuật chất lượng quốc gia về chất lượng nước biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường QCVN 10-MT: 2015/BTNMT  giới hạn sắt trong nước biển ven bờ vùng tắm và khu thể thao dưới nước là 0,5 mg/L).

Khi bơi trong nước biển có sắt, con người sẽ tiếp xúc với sắt qua hai con đường chính là tiếp xúc qua da và có thể qua đường tiêu hóa (do nuốt phải nước biển có sắt).

+ Về tiếp xúc qua da: Sắt có thể bị hấp thụ qua da nhưng hàm lượng hấp thụ không đáng kể nên Tổ chức Y tế thế giới không có khuyến cáo, quy định về giới hạn hàm lượng sắt trong nước bể bơi và khu thể thao dưới nước.

+ Về tiếp xúc qua đường tiêu hóa: Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về chất lượng nước uống, hàm lượng sắt cho phép trong nước uống là 0,5mg/L và có thể lên đến 2mg/L mà vẫn không có ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có thể gây ra ảnh hưởng về cảm quan như: gây mùi, màu, vị khó chịu đối với người sử dụng khi uống hoặc sinh hoạt, gây bẩn các dụng cụ chứa nước…

Xem thêm ...