Tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường vẫn nằm ngoài tầm với của hàng triệu người
Sau khi đã thông qua lễ kỷ niệm lần thứ hai của tuyên bố về nước sạch và vệ sinh như một quyền cơ bản của con người, vẫn còn rất ít hành động được tôn vinh. Đại Hội đồng gồm 193 thành viên, cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của Liên Hợp […]
Sau khi đã thông qua lễ kỷ niệm lần thứ hai của tuyên bố về nước sạch và vệ sinh như một quyền cơ bản của con người, vẫn còn rất ít hành động được tôn vinh.
Đại Hội đồng gồm 193 thành viên, cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của Liên Hợp Quốc, đã tuyên bố nước và điều kiện vệ sinh là một quyền cơ bản của con người vào tháng 7/2010, việc thông qua nghị quyết đó được nhiều người hưởng ứng như một thành tựu “lịch sử”.
Tuy nhiên tại lễ kỷ niệm lần thứ hai của nghị quyết đó vào 28/7, dường như không hề có bất kỳ niềm hoan hỉ nào cả bên trong nội bộ hay bên ngoài Liên Hợp Quốc.
Một Liên minh của 15 tổ chức phi chính phủ quốc tế (NGOs), tại đó những thành viên của các tổ chức này mô tả bản thân họ như “những nhà hoạt động luật pháp về nước”, tuyên bố quyền con người này vẫn chưa được áp dụng triệt để.
Nhằm yêu cầu những hành động cụ thể của cá nhân và chính phủ, Liên minh đã tuyên bố: “Là những thành viên phong tròa đấu tranh vì sự công bằng về nước trên toàn cầu, chúng tôi quan ngại sâu sắc khi nhìn thấy rất ít sự tiến bộ đang được thực thi để tiến tới việc áp dụng triệt để quyền này”.
Trong một bức thư được gửi tới các quốc gia thành viên, 15 tổ chức này đã nói rằng “vì các chính phủ đã mải mê theo đuổi các giải pháp sai đối với vấn đề môi trường và khủng hoảng kinh tế, tình hình sẽ chỉ khiến sự bất công về nước bị chìm sâu hơn trong khi các tổ chức của chúng tôi và cộng đồng đã và đang chiến đấu trong suốt hàng thập kỷ qua”.
Liên minh bao gồm Hội đồng Canada, Dự án hành tinh xanh, Hội bảo vệ Lương thực và Nước uống, Liên minh quốc gia về Phong trào con người của Ấn độ, Liên minh con người đấu trinha cho quyền về Nước tại Indonesia, và Hiệp Hội Lương thực và nước Châu Âu.
Các tổ chức này đã và đang lập hàng loạt các báo cáo chỉ ra những chướng ngại chính đối với việc áp dụng quyền con người về nước tại vài quốc gia, bao gồm Argentina, Ecuador, Canada, Colombia, Indonesia, Ấn Độ, Palestine, Mỹ và các nước châu Âu.
Vào tháng 3 năm 2013, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc và Tổ chức y tế thế giới đã phát đi môt báo cáo chung tuyên bố rằng Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG) là giảm thiểu 50% tỷ lệ người không được tiếp cận với nguồn nước uống an toàn (được giải thích rõ ràng dưới mục tiêu 7 về sự bền vững môi trường) đã đạt được trước thời hạn năm 2015.
“Hôm nay, chúng ta ghi nhận một thành tựu to lớn cho loài người trên thế giới,” Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki – moon đã tuyên bố, đây là một trong những mục tiêu MDGs đầu tiên được đáp ứng.
Vào cuối năm 2010, 89% dân số thế giới – khoảng 6,1 tỷ người – đã được sử dụng nguồn nước uống được cải thiện, như nguồn nước máy và nước giếng được bảo vệ (theo nghiên cứu, Sự phát triển về nước uống và điều kiện vệ sinh năm 2012).
Con số này nhiều hơn 1% so với mục tiêu 88% của MDG. Và cho đến năm 2015, khoảng 92% dân số thế giới sẽ được tiếp cận với nước uống được cải thiện, (theo bài báo cáo được phát hành theo chương trình đánh giá chung của WHO/UNICEF đối với nguồn cung cấp nước và điều kiện vệ sinh).
Một giám đốc điều hành của Unicef là Anthony Lake thận trọng cảnh báo rằng sự thẳng lợi này có thể chưa được hoan hỉ công bố vì ít nhất 11% dân số thế giới – xấp xỉ 783 triệu người – vẫn không được tiếp cận với nguồn nước uống an toàn, và hàng tỷ người không có các điều kiện vệ sinh cơ bản.
Tom Slaymaker, nhà phân tích chính sách kỳ cựu tại Quỹ WaterAids có trụ sở tại Luân Đôn, nói rằng IPS còn quá sớm để có thể tuyên bố nghị quyết của quyền con người về nước đã thất bại trong việc thi hành.
“Tuy nhiên trong hai năm chúng tôi vẫn chưa nhìn thấy bất kỳ những bước thay đổi nào trong nỗ lực cần phải có để đảo ngược lại những phủ nhận lịch sử về nước và, cụ thể hơn, điều kiện vệ sinh trong các cộng đồng phát triển quốc tế,” ông đề cập thêm.
Slaymaker tuyên bố hội nghị cấp cao lần thứ hai về điều kiện vệ sinh và nước cho tất cả các đối tác, vào tháng 4/2012, đưa ra những dấu hiệu khuyến khích việc gia tăng sự chú ý chính trị đối với vấn đề.
“Tuy nhiên kết quả của những cam kết chính phủ để đưa các nước đang nằm ngoài quỹ đạo tiến tới những điều kiện vệ sinh theo MDG quay trở lại để đáp ứng mục tiêu vào năm 2015 cần có nguồn ngân sách theo yêu cầu để tạo nên sự thực hiện ngày càng gia tăng đối với quyền con người về nước và điều kiện vệ sinh thành sự thật,”, ông nói.
Một bài kiểm tra quan trọng nữa, ông nói, sẽ được mở rộng đối với các mục tiêu khẩn cấp cho sự phát triển trong thời kỳ hậu – MDG, chịu trách nhiệm đối với quyền con người về nước và điều kiện vệ sinh và đặt những mục tiêu tham vọng mới đối với việc đạt được những bước tiếp cận mang tính toàn cầu.
Nghị quyết trong Tổng hội lập pháp đã chứng minh sự phân chia chính trị, trong đó 122 quốc gia đã đồng ý với điều này và 41 phiếu trắng, nhưng không có phiếu phủ định. Nước Mỹ đã bỏ phiếu trắng cũng giống như những nước Châu Âu và các nước công nghiệp hóa khác đã làm, bao gồm Anh, Úc, Áo, Canada, Hy Lạp, Thụy Sỹ, Nhật Bản, Israel, Nam Triều Tiên, Luxembourg, Phần Lan, Đan Mạch và Ireland.
Tuy nhiên vài quốc gia đang phát triển, hầu hết từ Châu Phi, cũng đã bỏ phiếu trắng trong quá trình bỏ phiếu – đứng về phe các nước công nghiệp. Những nước này bao gồm Botswanan, Ethiopia, Kenya, Lesotho, Zambia, Guyana, và Trinidad và Tobago.
Trong bức thư gửi tới các nước thành viên Liên Hợp Quốc, liên minh các tổ chức phi chính phủ đã có những tuyên bố gần đây tại Hội nghị cấp cao Rio +20 về phát triển bền vững đã khẳng định “sự nhất trí vô điều kiện và đầy đủ trong số các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc về quyền con người về nước và điều kiện vệ sinh”
“Vì vậy chúng tôi đòi hỏi sự thi hành triệt để đối với quyền sống còn này của loài người, và những biện pháp vượt qua các rào cản to lớn chúng ta đang phải đối mặt trên mọi vùng miền,” bức thư đề cập.
Bức thư nhắc đến vài vấn đề vùng miền trong một báo cáo mới, “Quyền về nước của chúng ta: Một hướng dẫn cho người dân để thực hiện sự ghi nhận của Liên hiệp quốc coi Nước và Vệ sinh môi trường như là các quyền con người” được viết bởi Maude Barlow, chủ tịch hội đồng Canada và nguyên cố vấn cấp cao về nước của Tổng hội lập pháp Liên Hợp Quốc.
Những báo cáo này, theo bức thư đã cung cấp các minh chứng cụ thể về vùng miền để đảm bảo sự nhận thức tiến bộ đối với quyền con người về nước và điều kiện vệ sinh.
Tổng hợp và dịch: Ngọc Cao
Xem thêm ...
- Xử lý nước sinh hoạt cho hộ gia đình trong mùa lũ 12/09/2024
- Hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt 06/09/2024
- Mít tinh hưởng ứng Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe Nhân dân 14/08/2024
- Thư mời báo giá (Thuộc hoạt động Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2024 và Đề án truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn 2030) 26/07/2024
- Thư mời báo giá (Thuộc hoạt động Điều tra, đánh giá 5 năm thực hiện Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu ngành y tế giai đoạn 2019-2030, tầm nhìn đến năm 2050) 05/06/2024