Quản lý chất thải tái chế trong hoạt động y tế



Chất thải ngày nay được coi như một nguồn tài nguyên quý giá nếu chúng ta biết quản lý chúng. Tái chế chất thải là một biện pháp thu hồi lại những gì mà lẽ ra đã bị thải bỏ ra môi trường, nó được hiểu là quá trình rác thải hoặc vật liệu không […]

Chất thải ngày nay được coi như một nguồn tài nguyên quý giá nếu chúng ta biết quản lý chúng. Tái chế chất thải là một biện pháp thu hồi lại những gì mà lẽ ra đã bị thải bỏ ra môi trường, nó được hiểu là quá trình rác thải hoặc vật liệu không cần thiết được chuyển thành vật liệu mói với khả năng ứng dụng đem lại lợi ích cho con người. Tái chế chất thải vừa giảm bớt phát thải vừa tạo ra những giá trị vật chất cho đời sống. Đây là một trong 3 cấu thành trong giải pháp môi trường được phổ biến 3 R là Reduce – Giảm thiểu, Reuse – Tái sử dụng và Recycle – tái chế.

Chất thải y tế phát sinh từ cơ sở y tế bao gồm từ hoạt động y tế và hoạt động sinh hoạt của người bệnh và người nhà người bệnh. Theo thống kê của Cục quản lý môi trường y tế năm 2015, Việt Nam hiện có trên 13.500 cơ sở y tế y tế bao gồm các bệnh viện từ tuyến trung ương đến tuyến tỉnh huyện và các bệnh viện tư nhân, các cơ sở y tế dự phòng làm phát sinh khoảng 590 tấn chất thải y tế/ngày và ước tính đến năm 2020 là khoảng 800 tấn/ngày. Chất thải y tế bao gồm chất thải y tế thông thường và chất thải y tế nguy hại; trong đó chất thải y tế thông thường chiếm khoảng 80-90%, chỉ khoảng 10-20% là chất thải y tế nguy hại bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm. Một số chất thải có nguy cơ lây nhiễm sau khi xử lý sẽ trở thành chất thải thông thường. Rất nhiều loại chất thải y tế thông thường có thể tái chế phục vụ các hoạt động dân sinh cũng như hoạt động y tế nếu được xử lý đúng cách và đạt tiêu chuẩn. Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu cũng quy định “chất thải lây nhiễm sau khi khử khuẩn thì được xử lý như đối với chất thải thông thường bằng phương pháp phù hợp” (Điểm b Khoản 5 Điều 49). Như vậy đối với chất thải y tế lây nhiễm vẫn có thể tái chế sau khi khử khuẩn đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường thì an toàn đối với sức khỏe con người thì có thể sử dụng cho mục đích tái chế. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đá  khuyến cáo tăng cường việc tái chế chất thải y tế thông thường để tránh lãng phí đem lại lợi ích về kinh tế đồng thời hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

Quản lý chất thải tái chế là một quy trình bao gồm các công đoạn có liên quan mật thiết với nhau. Các công đoạn đó là:

  • Mua sắm trang thiết bị, vật tư
  • Phân định chất thải tái chế
  • Phân loại chất thải tái chế
  • Thu gom và vận chuyển nội bộ chất thải tái chế
  • Lưu giữ chất thải tái chế
  • Vận chuyển chất thải tái chế ra ngoài cơ sở y tế
  • Xử lý chất thải tái chế.
  • Tái chế chất thải

 

 

 

Phân định chất thải tái chế. Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế – Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế cũng đã hướng dẫn việc thu gom, lưu giữ và quản lý thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế; đồng thời ban hành danh mục chất thải được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế.

TT Loi cht thi Yêu cầu
I Cht thi là vật liu giy
1 Giấy, báo, bìa, thùng các-tông, vỏ hộp thuốc và các vật liệu giấy Không chứa yếu tố lây nhiễm hoặc đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại
II Cht thi là vật liu nha
1 – Các chai nhựa đựng thuốc, hóa chất không thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc không có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất. Không chứa yếu tố lây nhiễm
2 – Các chai, lon nước giải khát bằng nhựa và các đồ nhựa sử dụng trong sinh hoạt khác Không thải ra từ các phòng điều trị cách ly
3 Các chai nhựa, dây truyền, bơm tiêm (không bao gồm đầu sắc nhọn) Không chứa yếu tố lây nhiễm
III Cht thi là vật liu kim loi
1 Các chai, lon nước uống giải khát và các vật liệu kim loại khác Không thải ra từ các phòng điều trị cách ly
IV Cht thi là vật liu thy tinh
Các chai, lọ thủy tinh thải bỏ đã chứa đựng các loại thuốc, hóa chất Chứa đựng các loại thuốc, hóa chất không thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất

Theo điều tra của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường trong năm 2017 thì lượng chất thải tái chế phát sinh tại các cơ sở y tế như sau:

  • Bệnh viện Tuyến trung ương: 63,7kg/ngày
  • Bệnh viện Tuyến tỉnh : 35kg/ngày
  • Bệnh viện Tuyến huyện : 8,3kg/ngày

Hình ảnh lưu giữ chất thải tái chế tại bệnh viện

Mua sắm trang thiết bị vật tư. Quá trình mua sắm cần có sự cân nhắc thay thế các sản phẩm có khả năng tái chế đặc biệt một số loại nhựa. Hầu hết nhựa dễ dàng tái chế là polyethylene (PE), polypropylene(PP) và polyethylene terephthalet (PET). Ngược lại, polyvinyl chloride (PVC) là rất khó tái chế và còn có tác hại vì  nó là sản phẩm hỗn hợp của rất nhiều dạng khác nhau và chứa một số chất độc chất phụ gia gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Tương tự, polycarbonate được làm từ bisphenol A, nó là một chất gây rối loạn nội tiết. Găng tay bằng nhựa mủ hoặc bằng nitrile hầu hết phổ biến và thay thế cho găng tay làm từ PVC. Vì vậy việc thay thế các trang thiết bị, vật tư nhựa có chất liệu PP, PE thay thế cho PVC sẽ giúp ích cho việc quản lý chất thải tái chế. Một số ký hiệu nhận biết các loại chất dẻo (plastic) sử dụng trong các vật tư, trang thiết bị y tế theo tiểu chuẩn của WHO như sau: Low-density polyethylene – LDPE, 4; high-density polyethylene – HDPE, 2; polypropylene – PP, 5; polyethylene terephthalate – PET or PETE, 1; polycarbonate – PC. Quá trình mua sắm, đấu thầu nên ưu tiên các nhà cung cấp thu hồi các vỏ chai, vỏ lọ sau khi dung hết hoá chất. Việc thu hồi vỏ chai, vỏ lọ đựng dịch truyền, hóa chất, dược phẩm  giúp giảm tải gánh nặng chi phí tiêu huỷ chất thải chứa hoá chất nguy hại của bệnh viện. Nên ưu tiên mua sắm các chai lọ bằng nhựa

Phân loại chất thải tái chế . Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế phải phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh. Từng loại CTTC phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải. Việc này có thể thực hiện theo yêu cầu của đơn vị tiếp nhận chất thải tái chế . Chất thải được đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu trắng có in biểu tượng theo quy định.

Đối với bệnh viện tiến hành thu gom chất thải y tế  lây nhiễm có thể khử khuẩn thành chất thải thông thường để tái chế thì cần phân loại riêng vào túi, thùng màu vàng theo quy định. Các túi, thùng này cần in hoặc dán thêm nhãn “Túi/thùng đựng chất thải lây nhiễm để xử lý phục vụ mục đích tái chế” để phân biệt với các túi thùng chất thải lây nhiễm khác.

 Thu gom chất thải tái chế . Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế được thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế. Chất thải y tế  lây nhiễm có thể khử khuẩn thành chất thải thông thường để tái ch thu gom riêng từ nơi phát sinh về nơi xử lý chất thải của bệnh viện.

Xử lý sơ bộ chất thải thông thường phục vụ mục tái chế tại cơ sở y tế

– Chất thải tái chế khi được phân loại và thu gom đúng quy định từ nơi phát sinh, các chất thải tái chế là chai, lọ thì cần được xử lý như sau:

+ Loại bỏ các dung dịch chứa đựng còn thừa.

+  Rửa sạch bằng nước (có thể cho thêm xà phòng hoặc một chất tẩy rửa khác nếu cần) nhằm loại bỏ các chất bám trong vật liệu dùng tái chế như dung dịch chai truyền, hộp đựng thức ăn,… để dốc nước (đối với các vỏ chai đựng nước cất có thể bỏ qua công đoạn này)

+ Để khô cho vào các túi màu trắng sau đó buộc kín/ hoặc dán kín các túi.

+ Các túi đựng chất  thải y tế  thông thường phục vụ mục đích tái chế cần được dán nhãn xác nhận của bệnh viện.

Hình ảnh Xử lý sơ bộ chất thải tái chế tại bệnh viện

Xử lý chất thải lây nhiễm có thể khử khuẩn thành chất thải y tế thông thường có thể tái chế.  Các loại CTYT lây nhiễm, không chứa các yếu tố hóa học độc hại theo quy định có thể khử khuẩn thành chất thải thông thường phục vụ mục đích tái chế, bao gồm:

– Bơm kim tiêm (không chứa đầu nhon)

–  Dây dịch truyền

Trong chất thải y tế nguy hại lây nhiễm, bơm kim tiêm, dây dịch truyền chiếm một lượng đáng kể, việc khử khuẩn bơm kiêm tiêm, dây dịch truyền tại bệnh viện theo đúng quy định đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, có thể chuyển chúng thành chất  thải tái chế. Như vậy vừa đồng thời có thể tăng lượng chất thải tái chế  và giảm lượng chất thải y tế nguy hại lại có thể giúp bảo vệ môi trường. Thiết bị hấp và việc vận hành thiết bị hấp phải được thực hiện theo QCVN 55/2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

 Lưu giữ chất thải tái chế. Chất thải tái chế sau khi đã được đóng gói có thể lưu giữ tại khu lưu giữ chất thải tái chế của bệnh viện để đủ chuyến và bàn giao cho cơ sở tái chế đến vận chuyển. Mỗi loại chất thải tái chế cần được lưu giữ tại một ô riêng biệt trong khu lưu giữ.

Các sổ theo dõi và bàn giao chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế được thực hiện theo Phụ lục 02 của thông tư Liên tịch 58. Bệnh viện khi tiến hành thu gom chất thải thông thường phục vụ mục đích tái chế cần lập các sổ sau:  Sổ giao nhận chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế ; Sổ theo dõi chất thải y tế đã xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường phục vụ tái chế; Sổ bàn giao chất thải lây nhiễm đã xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường phục vụ mục đích tái chế;  Sổ Nhật ký vận hành thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế. Nếu bệnh viện không áp dụng biện pháp xử lý thì chỉ cần lập sổ bàn giao.

Quy định với cơ sở thu mua chất thải tái chế . Không được sử dụng vật liệu tái chế từ chất thải y tế để sản xuất các đồ dùng, bao gói sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm. Các đơn vị thu mua, sử dụng CTTC phải có tư cách pháp nhân, có cam kết vận chuyển, lưu giữ, thu gom và tái chế theo quy định, phải có xác nhận việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường của đơn vị phụ trách môi trường trên địa bàn tỉnh.

Hình ảnh Xử lý chất thải tái chế tại cơ sở xử lý

PGS.TS Nguyễn Huy Nga

 

Xem thêm ...