BÁO CÁO



KẾT QUẢ THỰC HIỆN HỢP PHẦN VỆ SINH 6 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM 2013

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu chung

Hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về cấp nước và Vệ sinh nông thôn đến năm 2020: Nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho người dân nông thôn thông qua cải thiện điều kiện vệ sinh nông thôn.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu năm 2013:

– 60% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh.

– 92% Trạm Y tế xã có nhà tiêu hợp vệ sinh.

2.2. Mục tiêu đến năm 2015:

65% hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh.

100% các Trạm Y tế xã có công trình nước và vệ sinh.

Như vậy, cần tuyên truyền vận động người dân xây dựng khoảng 1,2 triệu và hỗ trợ xây dựng 1.350 công trình Nước và Vệ sinh cho Trạm Y tế xã.

  1. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

1. Thực trạng nhà tiêu

1.1. Tỷ lệ nhà tiêu Hộ gia đình (12/2012):

Tiêu chí

Toàn quốc

Miền núi phía Bắc

ĐB Sông hồng

Bắc Trung bộ

DH miền Trung

Tây Nguyên

Đông Nam bộ

ĐBS Cửu Long

Tỷ lệ nhà tiêu HVS

57 %

44 %

74 %

43 %

66 %

46 %

81 %

42 %

Như vậy, để đạt được mục tiêu hết năm 2013 tăng từ 57% lên 60% thì tương đương cần vận động xây mới/cải tạo khoảng 450.000 nhà tiêu.

1.2. Thực trạng công trình vệ sinh Trạm Y tế xã (12/2012)

Tiêu chí

Toàn quốc

Miền núi phía Bắc

ĐB Sông hồng

Bắc Trung bộ

DH miền Trung

Tây Nguyên

Đông Nam bộ

ĐBS Cửu Long

Tỷ lệ nhà tiêu HVS

85 %

80 %

83%

83%

90%

79%

94%

91%

Như vậy, để đạt được mục tiêu đến năm 2013 tăng từ 85% lên 92% thì tương đương phải đầu tư xây dựng 630 công trình.

2. Thực trạng kinh phí phân bổ cho ngành y tế năm 2013

– Tổng số vốn được phân bổ: 65,76 tỷ.

+ Vốn đầu tư phát triển: 26,66 tỷ.

+ Vốn sự nghiệp: 39,95 tỷ.

– Tổng số vốn được phân bổ so với dự kiến phân bổ:

+ Vốn đầu tư phát triển: 26,66 tỷ / 31,00 tỷ = 86%

+ Vốn sự nghiệp: 39,95 tỷ / 115,40 tỷ = 34,6%.

– Tổng số vốn vệ sinh được phân bổ so với tổng vốn Chương trình: 5%

3. Các hoạt động triển khai

3.1. Các hoạt động chỉ đạo điều hành

3.1.1. Văn bản QPPL chủ trì xây dựng:

– Ban hành Hướng dẫn kế hoạch triển khai Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân;

– Đang hoàn thiện Thông tư Hướng dẫn kiểm tra giám sát chất lượng nước; Thông tư hướng dẫn kiểm tra, giám sát nhà tiêu hộ gia đình;

Đang xin các ý kiến Bộ, ngành để hoàn chỉnh kế hoạch Truyền thông nước sạch, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường và chuẩn bị trình Ban chủ nhiệm Chương trình phê duyệt.

3.1.2. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn triển khai các hoạt động

Công văn số 3062/BYT-MT ngày 27/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn kế hoạch triển khai Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân;

– Công văn số 3245/BYT-MT ngày 05/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hưởng ứng Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, thông qua chủ đề hưởng ứng Ngày Vệ sinh yêu nước là: Cộng đồng chung tay xây dựng, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh;

Công văn số 98/MT-SKCĐ ngày 04/02/2013 chỉ đạo Sở Y tế, TTYTDP thực hiện Hợp phần vệ sinh thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn năm 2013;

– Công văn số 143/MT-SKCĐ ngày 28/02/2013 chỉ đạo TTYTDP xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai hợp phần vệ sinh năm 2013 dựa trên cơ sở nguồn kinh phí thực tế mà ngành Y tế đã được cấp và theo hướng dẫn Thông tư liên tịch số 04/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT;

Công văn số 529/MT-SKCĐ ngày 10/7/2013 chỉ đạo Sở Y tế, TTYTDP báo cáo tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm 2013 và xây dựng kế hoạch năm 2014 về Hợp phần vệ sinh thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

Chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ các tỉnh khó khăn, yếu kém thông qua nhóm tư vấn lưu động để triển khai các hoạt động năm 2013 về Hợp phần vệ sinh có hiệu quả và xây dựng kế hoạch năm 2014.

3.2. Đào tạo nâng cao năng lực

– Tổ chức 08 lớp tập huấn kỹ thuật xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh cho 400 cán bộ y tế và cán phụ nữ của tuyến tỉnh, huyện và đội ngũ thợ xây xã tại 08 tỉnh thuộc dự án CHOBA.

– Tổ chức 03 Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm triển khai hợp phần vệ sinh thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường tại Vĩnh Long từ ngày 21/3 – 22/3/2013; Điện Biên từ ngày 02-03/4/2013 và Ninh Thuận từ ngày 22/4 – 23/4/2013.

– Tổ chức Hội thảo Hướng dẫn lập kế hoạch triển khai Hợp phần vệ sinh cho 08 tỉnh thuộc Chương trình PforR ngày 12/4/2013.

Phối hợp với Chương trình Nước và Vệ sinh của Ngân hàng thế giới (WSP) tổ chức Hội thảo tham vấn Báo cáo đánh giá tổng quan về vệ sinh nông thôn Việt Nam tại Hà Nội ngày 14/5/2013.

Hướng dẫn các tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2013 – 2015.

3.3. Truyền thông

3.3.1. Tổ chức các sự kiện và truyền thông đại chúng

+ Đã tổ chức thành công Lễ phát động chiến dịch tuyên truyền vận động cộng đồng xây dựng, sử dụng nhà tiêu Hưởng ứng Phong trào Vệ sinh yêu nước tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An ngày 02/7/2013.

+ Xây dựng, sản xuất và phát các thông điệp tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường phát trên các chuyên mục của các Đài truyền hình TW, Đài tiếng nói Việt Nam.

+ Tổ chức và chỉ đạo các tỉnh triển khai chiến dịch truyền thông Ngày môi trường thế giới, Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường.

3.3.2. Chỉ đạo phát triển nhân rộng các mô hình sáng kiến về truyền thông

– Chỉ đạo, hướng dẫn 20 tỉnh đã được tập huấn TOT về CLTS lựa chọn địa bàn và triển khai điểm kích hoạt các mô hình CLTS.

– Phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) triển khai dự án thí điểm tuyên truyền vận động người dân vay vốn NHCSXH để xây dựng công trình vệ sinh.

– Tổ chức các cuộc họp với các NGOs hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh để thống nhất trong việc phối hợp, hỗ trợ lồng ghép vào NTP3.

– Đang phối hợp với WSP thí điểm Dự án Hỗ trợ kỹ thuật thúc đẩy nhân rộng Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường tại tỉnh Hòa Bình.

3.3.3. Thiết kế, phổ biến các tài liệu chuyên môn, kỹ thuật

– Hoàn thiện và phân phối bộ nhà tiêu trình diễn thu nhỏ bằng composit, mê ca để phục vụ tập huấn, tuyên truyền.

– Hoàn thiện bộ tờ rơi 7 loại nhà tiêu phổ biến, hướng dẫn giảm thành chi phí.

– Đang hoàn thiện tài liệu hướng dẫn tạm thời về Tiếp thị vệ sinh.

– Đang hoàn thiện Hướng dẫn thẩm định, công nhận cộng đồng và thôn bản chấm dứt đi tiêu bừa bãi (ODF).

– Xây dựng cẩm nang tuyên truyền vận động vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) xây dựng công trình nhà tiêu.

– Phối hợp NHCSXH áp dụng phần mềm thống kê vay vốn vệ sinh vào hệ thống của NHCSXH.

III. KHÓ KHĂN VÀ TỒN TẠI

  1. Về tổ chức:

Tại một số tỉnh chưa thành lập Ban điều hành Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn của tỉnh hoặc đã có nhưng Lãnh đạo Sở Y tế chỉ là thành viên không theo hướng dẫn tại Quyết định 366/QĐ-TTg … hoặc có địa phương thành lập Ban điều hành nhưng chưa có quy chế hoạt động, sự phối hợp giữa các Sở, ban, ngành chưa chặt chẽ.

Hoạt động tại một vài địa phương mới chỉ dừng lại ở cấp tỉnh chưa có sự vào cuộc và phân công trách nhiệm cho chính quyền và y tế cấp huyện/xã.

  1. Về kinh phí:

Kinh phí cho Hợp phần vệ sinh thuộc NTP thiếu so với nhu cầu.

Một số nơi người dân chưa đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động người dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH để xây dựng công trình vệ sinh. Việc phối hợp giữa ngành y tế và NHCSXH tỉnh chưa tốt để điều tiết giữa vốn vay tại các xã đang triển khai Chương trình.

Tại Trung ương, kế hoạch đã kết cấu thành 3 Dự án thành phần nhưng tại một số tỉnh thì việc phân giao kế hoạch lại chưa kết cấu theo 3 Dự án thành phần nên cũng ảnh hưởng đến mục tiêu về vệ sinh.

  1. Về năng lực triển khai:

Tại một số tỉnh cán bộ làm về công tác vệ sinh còn thiếu ngoài ra còn phải kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực chuyên môn khác do đó còn gặp khó khăn trong công tác xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động đặc biệt là hoạt động truyền thông, giáo dục.

Nhận thức của người dân về sử dụng, bảo quản nhà tiêu còn hạn chế.

  1. Về công tác kiểm tra, giám sát: Công tác chỉ đạo, kiểm tra giám sát chất lượng nước chưa thực sự được quan tâm, thiếu kinh phí cho việc lấy mẫu, xét nghiệm.
    1. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM 2013

1. Công tác xây dựng văn bản pháp quy

Tiếp tục rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện các văn bản pháp quy.

– Ban hành Thông tư hướng dẫn kiểm tra, giám sát chất lượng nước sinh hoạt, nước ăn uống; Thông tư hướng dẫn kiểm tra, giám sát nhà tiêu hộ gia đình;

Xây dựng Chỉ thị của Ban Bí thư hoặc Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác thúc đẩy về vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình, không phóng uế bừa bãi, không sử dụng phân tươi chăm bón cây trồng, nuôi thủy sản.

2. Công tác tổ chức

– Chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh:

+ Kiện toàn Ban điều hành Chương trình của ngành y tế trong đó Lãnh đạo Sở Y tế là Trưởng Ban, Lãnh đạo Trung tâm YTDP tỉnh là Phó Ban và các thành viên là đơn vị có liên quan;

+ Kiện toàn hệ thống mạng lưới cán bộ làm công tác vệ sinh từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là đội ngũ công tác viên cơ sở (cán bộ y tế xã, thôn, bản) để làm công tác truyền thông, vận động nâng cao nhận thực của người dân về sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh.

3. Công tác lập kế hoạch

+ Chỉ đạo và hướng dẫn các tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai Hợp phần vệ sinh năm 2014 có tính khả thi để đảm bảo đạt các mục tiêu Chương trình.

+ Phân vùng dựa theo tỷ lệ nhà tiêu để có các biện pháp can thiệp phù hợp và tập trung nguồn lực cho vùng có tỷ lệ nhà tiêu thấp.

4. Công tác chỉ đạo các hoạt động chuyên môn

+ Chỉ đạo các tỉnh tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch năm 2014 trong đó đưa mục tiêu vệ sinh vào chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội 5 năm của địa phương và đưa chỉ tiêu, giao trách nhiệm cụ thể cho Chủ tịch huyện, xã.

+ Xây dựng nhà tiêu mẫu để tuyên truyền, vận động và áp dụng mô hình nhà tiêu khác nhau phù hợp với vùng/miền và điều kiện kinh tế xã hội.

+ Tập trung chỉ đạo tăng cường các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi, vận động người dân tự bỏ kinh phí hoặc vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội, các nguồn khác.

+ Đổi mới cách tiếp cận trong việc tuyên truyền vận động, nhân rộng các mô hình bền vững và tài liệu hóa.

+ Tăng cường công tác kiểm tra giám sát chất lượng nước sinh hoạt, nước ăn uống tại các tỉnh, thành phố.

5. Đào tạo nâng cao năng lực và phát triển các tài liệu truyền thông

– Tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Hợp phần vệ sinh thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn năm 2013 và Xây dựng kế hoạch triển khai năm 2014.

– Tăng cường đào tập, tập huấn nâng cao năng lực cho toàn hệ thống (các tỉnh và các tổ chức NGOs) để tiếp cận Mô hình truyền thông, sáng kiến để thúc đẩy nhà tiêu hộ gia đình; kỹ thuật xây dựng nhà tiêu chi phí thấp và cách sử dụng, bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh.

– Hoàn chỉnh, in ấn và phân phối các tài liệu chuyên môn, kỹ thuật.

6. Lồng ghép vào Chương trình, Dự án và tổ chức NGOs

Phân vùng các tổ chức NGOs đang triển khai liên quan đến lĩnh vực vệ sinh để thống nhất về công tác tổ chức, phối hợp, thực hiện cũng như chia sẻ những kinh nghiệm triển khai.

Lồng ghép với Chương trình nông thôn mới và tăng cường sự phối với các chương trình dự án của tổ chức quốc tế, NGOs để thúc đẩy tăng tỷ lệ nhà tiêu.

Phòng Sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm ...