Thế giới đã đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về nước sạch



Thế giới đã đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về nước sạch nhằm giảm một nửa số người không được tiếp cận thường xuyên với nước sinh hoạt hợp vệ sinh có thể đạt được trước năm 2015. Đây là một trong những kết luận trong bản báo cáo do Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công

Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đầu tiên đạt được

Tổng thư ký liên hợp quốc ông Ban Ki Moon cho biết: “Giờ đây chúng ta đã đạt được một thành tựu quan trọng cho mọi người trên thế giới. Đây là một trong những mục tiêu đầu tiên trong mục tiêu phát triển thiên niên kỷ mà chúng ta đã đạt được. Những nỗ lực nhằm tăng cường sự tiếp cận đến nguồn nước nước sạch thành công là một bằng chứng cho chúng ta thấy rằng mục tiêu phát triển thiên niên kỷ không phải chỉ là một giấc mơ mà nó là một nhân tố quan trọng để cải thiện cuộc sống cho hàng triệu người nghèo trên thế giới”.

Theo báo cáo về tiến trình cải thiện nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2012 của chương trình theo dõi chung của Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc về cung cấp nước sạch và điều kiện vệ sinh cho biết cuối năm 2010 89% dân số thế giới tương đương 6,1 tỷ người đã được sử dụng nguồn nước sạch, tăng hơn 1% so với mục tiêu thiên niên kỷ đặt ra là 88%. Theo báo cáo, ước tính đến năm 2015, 92% dân số trên toàn cầu sẽ tiếp cận đươc với nguồn nước sạch.

Theo ông Anthony Lake, giám đốc điều hành của quỹ UNICEF: “Đây là một tin vui đặc biệt cho trẻ em trên toàn thế giới, mỗi ngày có hơn 3000 trẻ em tử vong do tiêu chảy việc đạt được mục tiêu này sẽ đồng nghĩa với việc sẽ cứu được mạng sống cho rất nhiều trẻ em”.

Hàng triệu người vẫn thiếu nước sạch

Ông Lake cũng cảnh báo rằng, thành công này cũng cho thấy rằng còn ít nhất 11% người dân trên toàn thế giới tương đương với 783 triệu người vẫn chưa tiếp cận được với nguồn nước sạch và hàng tỷ người vẫn thiếu các điều kiện vệ sinh. Ông nói: “Con số này vẫn làm chúng ta sửng sốt. Nhưng thành tựu này sẽ là nền tảng cho những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ khác mà chúng ta có thể đạt được với ý chí, sự nỗ lực và nguồn tài chính”.

Vấn đề vệ sinh vẫn còn xa so với mục tiêu đặt ra

Tuy nhiên báo cáo cũng cho biết thế giới vẫn còn cách xa mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về vấn đề vệ sinh và dường như sẽ không thể đạt được mục tiêu đó đến năm 2015. Chỉ 63% dân số thế giới có thể tiếp cận được với các điều kiện vệ sinh theo số liệu thống kê thì đến năm 2015 chúng ta chỉ có để đạt được 67% trong khi đó mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của chúng ta là 75%, hiện tại 2,5 tỷ người vẫn đang còn thiếu các điều kiện về vệ sinh.

UNICEF và WHO cũng cảnh báo rằng hệ thống đo lường chất lượng nước không phải tất cả, quá trình hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ về nước sạch được đo lường thông qua việc thu thập các số liệu về sử dụng nguồn nước sạch đã được cải thiện, điều quan trọng là đảm bảo rằng nguồn nước đã được cải thiện đó vẫn duy trì được sự an toàn.

Nước, vấn đề vệ sinh và vệ sinh cá nhân là chìa khóa để nâng cao sức khỏe và sự phát triển

Theo ông Margaret Chan, Tổng giám đốc WHO: “Tăng cường sự tiếp cận bền vững nguồn nước sạch đã được cải thiện là một trong những yếu tố quan trọng nhất chúng ta có thể làm để giảm tỷ lệ bệnh tật”, thành quả chúng ta đạt được hôm nay chỉ là sự khởi đầu. Chúng ta phải tiếp tục để đảm bảo nguồn nước được tiếp cận là an toàn nếu không thì thành quả chúng ta đạt được chỉ là vô nghĩa”.

Những thách thức còn tồn tại

Báo cáo cũng cho biết rằng chúng ta vẫn đang còn đứng trước những thách thức lớn. Những con số cho chúng ta thấy được sự khác biệt giữa các vùng, các quốc gia cũng như trong mỗi quốc gia khác nhau. Chỉ 61% người dân ở khu vực cận Shahara Châu Phi được tiếp cận với nguồn nước sạch so với hơn 90% tại Châu Mỹ La Tinh, Caribe, Bắc Phi và một phần lớn ở châu Á. Hơn 40% người dân trên toàn thế giới thiếu nước sạch là những người sống ở cận Shahara.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng những nơi mà nguồn cung cấp nước khó khăn trách nhiệm đi lấy nước thường đặt lên vai người phụ nữ và các bé gái. Tại nhiều nước những người giàu có nhất dường như việc tiếp cận đến nguồn nước và vệ sinh là tốt nhất trong khi những người nghèo thì thường bị bỏ lại phía sau.

Báo cáo trên cũng cung cấp những thông tin mới nhất về các vùng nông thôn trên toàn cầu, nhấn mạnh đến sự quan tâm nhiều hơn nữa đến cả hai vấn đề nước sạch và vệ sinh. Tại các vùng nông thôn của các nước kém phát triển nhất 97% người dân không có đường ống dẫn nước và 14% dân số dùng nước bề mặt như nước lấy từ sông, suối, ao, hồ.

Đa số những người vẫn còn có thói quen phóng uế bừa bãi ngoài trời là những người sống ở khu vực nông thôn theo thống kê có đến 949 triệu người trong tổng số 1,1 tỷ người kể cả những vùng mà người dân có thể dễ dàng tiếp cận với nước sạch. Con số thống kê cho thấy 17% người dân ở nông thôn khu vực Châu Mỹ La Tinh và vùng Caribe, 9% người dân tại vùng Bắc Phi vẫn đi vệ sinh ngoài trời. Thậm chí những nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh cũng có một số lượng lớn người dân vẫn còn đi vệ sinh ngoài trời, tại Ấn Độ có đến 626 triệu người, Trung Quốc 14 triệu người và tại Brazil là 7,2 triệu người.

Tổng thư ký liên hợp quốc cho rằng: “ Chúng ta đã đạt được một mục tiêu quan trọng trong các mục tiêu thiên niên kỷ nhưng chúng ta không thể dừng lại tại đây, bước tiếp theo của chúng ta là phải đạt mục tiêu cho những đối tượng khó tiếp cận nhất, đó là những người nghèo nhất và những người thiệt thòi nhất trên thế thế giới”.

Người dịch: Lê Nguyễn Ngọc

Nguồn:http://www.who.int/mediacentre/news/release/2012/drinking_water_20120306/en/

Xem thêm ...