Hội thảo khởi động Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vay vốn Ngân hàng thế giới (RB-SupRSWS)”.



Ngày 17/11/2015 tại tỉnh Tuyên Quang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Y tế và Ngân hàng Thế giới phối hợp tổ chức Hội thảo khởi động Chương trình với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo Sở Nông nghiệp Và Phát triển nông thôn; Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường; Sở Y tế; Trung tâm Y tế dự phòng; Sở Giáo dục và Đào tạo của các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn và Bắc Giang.

Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vay vốn Ngân hàng thế giới (RB-SupRSWS) tại 21 tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ giai đoạn 2016 – 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số1415/QĐ-TTg; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Văn kiện Chương trình tại Quyết định số 3606/QĐ-BNN-HTQT. Mục tiêu của Chương trình là: đạt số đấu nối cấp nước 235.000 đấu nối; 680 xã đạt vệ sinh toàn xã; Số nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình được xây mới hoặc cải tạo khoảng: 400.000; Số công trình vệ sinh công cộng được xây mới hoặc cải tạo 2.650 công trình; Giảm mạnh phóng uế bừa bãi và tăng mạnh tỷ lệ dân số thường xuyên thực hành hành vi vệ sinh tốt. Chương trình được thiết kế gồm có 03 Hợp phần: Hợp phần 1. Cấp nước nông thôn; Hợp phần 2. Vệ sinh nông thôn; Hợp phần 3. Nâng cao năng lực truyền thông, giám sát, đánh giá. Trong đó, Bộ Y tế là cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm quản lý, điều phối chung thực hiện Hợp phần 2. Vệ sinh nông thôn và các hoạt động thay đổi hành vi về vệ sinh của Hợp phần 3.

hoi-thao-khoi-dong-chuong-trinh-mo-rong-quy-mo-ve-sinh-va-nuoc-sach-nong-thon-dua-tren-ket-qua-vay-von-ngan-hang-the-gioi-rb-suprsws-236241

TS. Nguyễn Thị Liên Hương Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế tham dự và đồng chủ trì hội thảo

Ước tính số người hưởng lợi từ Chương trình là 5.300.000 người hưởng lợi từ Vệ sinh toàn xã; 255.000 hộ gia đình hưởng lợi từ cấp nước được cải thiện; 2.650 trường học và trạm y tế hưởng lợi từ công trình cấp nước và vệ sinh; 3.000 cán bộ/người dân ở tất cả các cấp hưởng lợi từ nâng cao năng lực. Đây là Chương trình mà vốn được giải ngân dựa trên việc đạt được kết quả, do vậy khi triển khai thì các tỉnh sẽ phải ứng vốn trước từ nguồn vốn của tỉnh để triển khai các hoạt động và chỉ sau khi có kết quả đầu ra đã được thẩm định thì mới được giải ngân từ nguồn vốn của Chương trình.

hoi-thao-khoi-dong-chuong-trinh-mo-rong-quy-mo-ve-sinh-va-nuoc-sach-nong-thon-dua-tren-ket-qua-vay-von-ngan-hang-the-gioi-rb-suprsws-236242
Bà Hoàng Thị Hoa, đại diện Ngân hàng thế giới trình bày tổng quan về Chương trình
Tại buổi Hội thảo các đại biểu đã được nghe chuyên gia tư vấn giới thiệu sự cần thiết phải quan tâm về lĩnh vực vệ sinh, giới thiệu tổng quan Chương trình, vai trò và cam kết tổ chức thực hiện của các bên liên quan, giải thích về Chỉ số giải ngân và những trọng tâm trong quá trình thực hiện theo cách tiếp cận dựa trên kết quả, cơ chế tài chính, giới thiệu mẫu kế hoạch Chương trình, khung kế hoạch truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh… cũng như thảo luận và thống nhất mẫu kế hoạch triển khai, khung kế hoạch truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh áp dụng trong Chương trình. Sau Hội thảo các đại biểu đã hiểu rõ hơn về mục tiêu, cách tiếp cận, các chỉ số giải ngân và đưa ra các hoạt động tiếp theo để triển khai Chương trình từng tỉnh.

Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế và Ngân hàng Thế giới tiếp tục tổ chức Hội thảo khởi động cho các tỉnh thuộc Chương trình tại tỉnh Hòa Bình ngày 19/11/2015 và tỉnh Đắk Lắc ngày 21/11/2015.

Xem thêm ...