Truyền thông trong hoạt động quản lý chất thải y tế
PGS.TS Nguyễn Huy Nga Công tác quản lý chất thải y tế trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực. Ngoài dự án vay vốn Ngân hàng thế giới “Dự án xử lý nước thải bệnh viện” trên 150 triệu đô la Mĩ còn có sự hỗ trợ từ nguồn ngân […]
PGS.TS Nguyễn Huy Nga
Công tác quản lý chất thải y tế trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực. Ngoài dự án vay vốn Ngân hàng thế giới “Dự án xử lý nước thải bệnh viện” trên 150 triệu đô la Mĩ còn có sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước, vốn sự nghiệp môi trường để cải thiện môi trường y tế. Tuy nhiên qua các khảo sát, điều tra gần đây cho thấy nhận thức của cán bộ y tế, các cán bộ liên ngành, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cũng như công đồng dân cư còn chưa đáp ứng được yêu cầu vì vậy công tác đào tạo truyền thông còn cần phải được đẩy mạnh.
Truyền thông trong lĩnh vực quản lý chất thải y tế bao gồm các phương thức chuyển tải thông điệp đến các đối tượng liên quan nhằm nâng cao nhận thức về sức khỏe, an toàn lao động và các vấn đề môi trường liên quan đến chất thải y tế, cũng như nâng cao trách nhiệm của các nhân viên trong việc quản lý chất thải y tế.
Truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong quản lý chất thải y tế nhắm đến ba mục tiêu sau:
- Thông tin về những rủi ro liên quan đến chất thải y tế và các biện pháp kiểm soát chúng.
- Nâng cao nhận thức về các quy định của pháp luật, của đơn vị và tăng cường trách nhiệm của những người liên quan về vấn đề vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế;
- Ngăn chặn sự tiếp xúc vô tình hay cố tình với chất thải y tế và những nguy cơ liên quan tới sức khỏe về hậu quả của các phương pháp xử lý không an toàn.
Đối tượng của truyền thông về quản lý chất thải y tế bao gồm:
- Các nhà quản lý y tế, các nhà hoạch định chính sách cấp trung ương và địa phương,
- Các cán bộ lãnh đạo cơ sở như bệnh viện, trạm y tế, trung tâm y tế dự phòng,
- Những người trực tiếp làm phát sinh chất thải.
- Những người làm nhiệm vụ thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý, tiêu hủy chất thải y tế.
- Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
- Các cán bộ các ngành liên quan đến, kiểm tra, thanh tra về chất thải y tế như cán bộ tài nguyên môi trường, cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, cán bộ thuộc các cơ quan truyền thông , báo chí.
- Cộng đồng dân cư sống gần bệnh viện, các khu xử lý chất thải. Những người bới rác, tái chế chất thải,
Để truyền thông có hiệu quả thì cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Lập kế hoạch chi tiết: phổ biến và phân công trách nhiệm cho các nhân viên của bệnh viện trong việc truyền thông cho bệnh nhân, người nhà và khách thăm những chính sách về quản lý chất thải y tế; lên nội dung xây dựng các tài liệu truyền thông;
- Đánh giá các nỗ lực đã thực hiện: các mục tiêu, người nghe và các phương tiện truyền thông khác nhau đòi hỏi những hành động khác nhau;
- Lắng nghe phản hồi từ các đối tượng được truyền thông để điều chỉnh cách thức truyền thông.
Khi tiến hành truyền thông cần lưu ý:
- Trên các tài liệu truyền thông như bảng hướng dẫn thông tin, poster, tờ rơi, cần đưa ra các thông tin rõ ràng, dễ hiểu, trình bày đẹp để có thể thu hút được sự chú ý của mọi người và đặc biệt là để họ có thể ghi nhớ được những thông điệp quan trọng cần truyền tải;
- Tại các khu vực y tế, các thùng chứa rác thải y tế nên được bố trí thông điệp sao cho các bệnh nhân và người nhà có thể tiếp cận dễ dàng, và phải có các bảng thông tin hướng dẫn cụ thể những điều cần làm đối với từng loại rác thải.
Thông điệp truyền thông cần rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu
Một số phương pháp truyền thông cơ bản:
Truyền thông có thể thực hiện qua hình thức gián tiếp và trực tiếp. Đối với truyền thông trực tiếp, có thể thực hiện như sau:
- Nhân viên cơ sở y tế giải thích cho bệnh nhân, người nhà và khách thăm những chính sách về quản lý chất thải y tế (hình thức quan trọng nhất) nhằm đảm bảo vệ sinh bệnh viện và quản lý chất thải an toàn. Để có thể truyền thông hiệu quả hơn, đặc biệt với những đối tượng có trình độ học vấn thấp, khi nói chuyện có thể sử dụng thêm các tài liệu như poster, tờ rơi. Công việc này được tiên hành trong các cuộc họp người nhà bệnh nhân hoặc sinh hoạt bệnh nhân.
Ngoài ra, công tác phát triển tài liệu truyền thông cũng nên được quan tâm, chú trọng:
- Ở bệnh viện có thể dán bảng hướng dẫn thông tin, ví dụ như hướng dẫn phân loại chất thải y tế tại vị trí các thùng chất thải rắn; tại các bản tin, các nơi công cộng tập trung đông người… Các bảng hướng dẫn thông tin này phải cung cấp thông tin rõ ràng, sử dụng nhiều hình vẽ, sơ đồ minh hoạ, có màu sắc phù hợp để truyền tải thông tin tới các loại đối tượng khác nhau, bao gồm cả các đối tượng có trình độ học vấn thấp;
Tại các nơi để thùng rác cần có bảng hướng dẫn
- Dán các poster có nội dung liên quan đến chất thải y tế, ví dụ như rủi ro liên quan đến việc sử dụng lại các kim tiêm hoặc bơm tiêm hay khả năng khống chế được sự lây nhiễm từ công tác phân loại và xử lý chất thải một cách hợp lý;
- Xây dựng các tài liệu truyền thông: tờ rơi, bài báo, phim băng video và các tài liệu khác, không những đẹp về hình thức mà còn đảm bảo nội dung chính xác, khoa học và kịp thời, phù hợp với phong tục, tập quán văn hóa của từng địa phương. Các băng video có thể phát tại những khu vực có nhiều người như tại phòng chờ khám bệnh, tại khu xem vô tuyến truyền hình của bệnh nhân.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chất thải y tế, thi viết về đề tài chất thải, tổ chức hội diễn văn nghệ về quản lý môi trường y tế.
Vòng chung kết cuộc thi toàn quốc về tìm hiểu quản lý chất thải y tế
Những nội dung cơ bản cần truyền thông về quản lý CTYT:
Có thể phân loại các đối tượng liên quan đến quản lý chất thải y tế thành hai nhóm là cán bộ quản lý (cán bộ quản lý, cán bộ chuyên trách quản lý chất thải y tế, cán bộ quan trắc) và nhân viên trong các cơ sở y tế (nhân viên y tế; nhân viên thu gom, vận chuyển, lưu giữ CTYT; nhân viên vận hành hệ thống xử lý CTYT). Theo đó, các nội dung cơ bản cần truyền thông được nêu trong bảng 1.
Bảng 1. Các nội dung cơ bản cần truyền thông tương ứng với các nhóm đối tượng
STT |
Đối tượng | Nội dung truyền thông | Các hình thức truyền thông có thể thực hiện | |
Kiến thức | Thực hành | |||
1 | Cán bộ quản lý | – Lợi ích của việc quản lý CTYT
– Hậu quả của việc không thực hiện hoặc thực hiện không tốt công tác quản lý CTYT |
– Tăng cường kiểm tra, giám sát
– Quan tâm hướng dẫn cấp dưới thực hiện đúng – Quản lý công tác quản lý CTYT |
– Đưa vào kế hoạch hoạt động của đơn vị
– Đưa vào qui chế hoạt động, thi đua, khen thưởng của đơn vị |
2 | Nhân viên trong các cơ sở y tế | – Lợi ích của việc quản lý CTYT
– Hậu quả của việc không thực hiện hoặc thực hiện không tốt công tác quản lý CTYT |
– Thực hiện đúng qui chế về quản lý CTYT
– Hướng dẫn người bệnh và người nhà |
– Lồng ghép nội dung về truyền thông về quản lý CTYT trong họp Hội đồng người bệnh ở các Khoa/Phòng
– Đưa nội dung quản lý CTYT vào các cuộc họp giao ban – Treo các pano, ap phich, bảng hướng dẫn, quy định đúng vị trí – Hướng dẫn chi tiết, phát tờ rơi |
Xem thêm ...
- Báo giá tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật nâng cấp trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Môi trường y tế 18/09/2024
- Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động năm 2018 tại Bệnh viện Nhi Trung ương 24/09/2018
- Cục Quản lý môi trường y tế tham gia với Trung ương hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức hội thảo “Tình nguyện viên, thanh niên Chữ thập đỏ tham gia công tác nước sạch vệ sinh trong tình huống khẩn cấp”. 13/09/2018
- Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động cho cán bộ lãnh đạo và người lao động trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh 27/11/2017
- Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ lãnh đạo, quản lý y tế tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức 09/11/2017