Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe



Với hiện tượng biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu và những tổn thất do thiên tai gây ra ở Việt Nam, các chuyên gia quốc tế cảnh báo rằng sẽ có tới 22 triệu người Việt Nam, đặc biệt những người sống ở các vùng Trung và Nam bộ, sẽ mất nhà nếu mực nước biển tăng lên 1 mét, đồng thời sức khỏe của con người cũng

Theo tài liệu tập huấn của Tổ chức Y tế Thế giới và Cục Quản lý môi trường y tế, có hai loại hệ thống cảnh báo là: giám sát và cảnh báo sớm. Hệ thống giám sát phát hiện dịch bệnh thông qua đánh giá lâm sàng và tỷ lệ mắc mới khi chúng xảy ra. Hệ thống cảnh báo sớm cảnh báo nhà chức trách có liên quan và nhân dân trước sự kiện bất lợi về thời tiết có thể xảy ra.
Các sự kiện thời tiết bất lợi có thể là: dự báo mưa kéo dài, nhiệt tăng hoặc hạn hán; hoặc đe dọa tức thời của bão, lũ lụt và thủy triều dâng; Mối quan tâm sức khỏe công cộng bao gồm bệnh tật, suy dinh dưỡng, stress nhiệt, căng thẳng tinh thần và chấn thương thể chất.
Theo đó, việc triển khai hệ thống cảnh báo sớm tác động của BĐKH tới sức khỏe nhằm mục tiêu tổng quát là để giảm tác động xấu của bệnh truyền nhiễm lên sức khỏe và tình trạng kinh tế – xã hội ở Việt Nam. Đồng thời, việc triển khai này cũng hướng đến mục tiêu trung hạn là tăng cường khả năng phát hiện, xác định và phản ứng nhanh đối với dịch bệnh và các bệnh nhiễm trùng mới nổi. Để lồng ghép hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, hệ thống thông tin y tế và chương trình bệnh cụ thể.

Tình trạng triều cường ngập lụt tại TP HCM tác động xấu đến đời sống, sức khỏe người dân
Các biện pháp thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH tới sức khỏe
Các loại tiếp xúc với BĐKH: Tiếp xúc với BĐKH từ từ; Tiếp xúc với tần số ngày càng tăng của các sự kiện thời tiết cực đoan; Tiếp xúc phụ thuộc vào điều kiện địa lý địa phương: các khu vực ven biển (bão và thủy triều dâng), vùng thấp (ngập lụt và lũ quét), đồi (lở đất và lũ quét), đồng bằng châu thổ (lũ lụt và xâm nhập nước biển), ô nhiễm không khí đô thị; Tiếp xúc với vectơ bệnh và các thể loại mới của các mầm bệnh.
Ai là người nhạy cảm với tiếp xúc? Trẻ em và người cao tuổi; Người lao động trên cánh đồng và người lao động trong một số ngành công nghiệp; Người sống ở các khu vực đông đúc hoặc chật hẹp; Khu vực nghèo – xây dựng nhà ở nghèo nàn và cơ sở hạ tầng vệ sinh không đầy đủ; Khu vực không có đầy đủ cơ sở y tế; Cộng đồng không có đường thoát và nơi trú ẩn khẩn cấp.
Các tác động bất lợi y học có thể có:Tăng rủi ro suy dinh dưỡng, tiêu chảy, tim – hô hấp và các bệnh truyền nhiễm; Tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong từ tăng nhiệt và hạn hán; Thay đổi phân phối của một số vectơ truyền bệnh; Các bệnh mới xuất hiện; Chấn thương và tử vong do các sự kiện thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt và thủy triều dâng.
Các biện pháp thích ứng cho ngành y tế: Ứng phó khẩn cấp và kế hoạch ứng phó (Hệ thống quản lý rủi ro thiên tai); Hệ thống cảnh báo sớm; Cung cấp nước uống an toàn và hệ thống vệ sinh, nhà trú bão; Kế hoạch cung cấp lương thực ổn định; Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế; Cải thiện dịch vụ y tế cấp cứu; Cải thiện giám sát bệnh, xét nghiệm chẩn đoán nhanh chóng, các chương trình tiêm phòng; Chương trình giám sát và kiểm soát vector hiệu quả; Kế hoạch ứng phó khi tiếp xúc với nhiệt; Quy hoạch đô thị và nông thôn; Cơ sở hạ tầng của địa phương tốt – đường trải nhựa, cấp nước và hệ thống thoát nước tốt, có nguồn cung cấp điện khẩn cấp tốt; Nâng cao chất lượng xây dựng nhà, có sự tăng cường thông gió tự nhiên; Cộng đồng tham gia tích cực và nhận thức công cộng tốt.
Bài và ảnh: Lê Nguyễn Ngọc

Xem thêm ...