Hai thỏa thuận quốc tế về quản lý chất thải y tế và 4 nguyên tắc
Nguồn: https://www.healthcare-waste.org/basics/agreements/ Các hiệp định và quy tắc quốc tế sẽ làm cơ sở cho việc quản lý chất thải y tế. Cả hai nên được chuyển thành luật pháp quốc gia cũng như các hướng dẫn thực hành và các quy tắc thực hành ở các cơ sở y tế. Công ước Basel Công […]
Nguồn: https://www.healthcare-waste.org/basics/agreements/
Các hiệp định và quy tắc quốc tế sẽ làm cơ sở cho việc quản lý chất thải y tế. Cả hai nên được chuyển thành luật pháp quốc gia cũng như các hướng dẫn thực hành và các quy tắc thực hành ở các cơ sở y tế.
- Công ước Basel
Công ước này là một thỏa thuận toàn cầu, đã được 178 quốc gia thành viên phê chuẩn để giải quyết các vấn đề và thách thức đặt ra từ chất thải nguy hại.
Văn phòng có trụ sở tại Geneva (Thuỵ Sĩ) do UNEP điều hành. Nó tạo điều kiện cho việc thực hiện Công ước và các hiệp định liên quan. Nó cũng cung cấp sự hỗ trợ và hướng dẫn về các vấn đề pháp lý, kỹ thuật và tiến hành đào tạo về quản lý hợp lý chất thải nguy hại.
Các mục tiêu chính của Công ước Basel là:
- Giảm thiểu việc tạo ra chất thải nguy hại dưới dạng số lượng và mức độ nguy hiểm;
- Không cho chúng đến gần nguồn các thế hệ nhất có thế;
- Giảm thiểu sự lưu hành của chất thải nguy hại.
Một mục tiêu trọng tâm của Công ước Basel là “Quản lý hợp lý về mặt môi trường” (ESM) nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường bằng cách giảm thiểu phát sinh chất thải nguy hại bất cứ khi nào có thể. Quản lý hợp lý về mặt môi trường có nghĩa là giải quyết vấn đề thông qua một “phương pháp tiếp cận vòng đời tích hợp”, bao gồm việc kiểm soát chặt chẽ từ việc tạo ra chất thải độc hại đến việc lưu giữ, vận chuyển, xử lý, tái sử dụng, tái chế, thu hồi và xử lý cuối cùng.
HCRW là một trong những loại chất thải nguy hại do Công ước quy định.2. Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
Công ước này là một hiệp định toàn cầu nhằm bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường khỏi các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs).
POPs là các hoá chất tồn tại trong môi trường trong thời gian dài, được phân bố rộng rãi về mặt địa lý, tích tụ trong các mô mỡ của sinh vật sống và độc đối với con người và động vật hoang dã. POPs lưu hành trên toàn cầu và có thể gây ra thiệt hại ở bất cứ nơi nào. Trong quá trình thực hiện Công ước, các Chính phủ sẽ có các biện pháp để loại bỏ hoặc giảm bớt việc giải phóng POPs vào môi trường.
Bốn nguyên tắc:
- Nguyên tắc bổn phận y tế: Nguyên tắc này quy định rằng bất kỳ tổ chức nào tạo ra chất thải có nghĩa vụ xử lý chất thải một cách an toàn. Do đó, cơ sở y tế có trách nhiệm cuối cùng về cách thức chất thải được xử lý, xử lý tại chỗ, bên ngoài và cuối cùng là thải bỏ.
- Nguyên tắc của người gây ô nhiễm: Theo nguyên tắc này tất cả các nơi sản sinh chất thải là hợp pháp và có trách nhiệm về tài chính đối với kiểm soát an toàn và xử lý chất thải thân thiện môi trường của chất thải mà họ tạo ra.
Trong trường hợp vô tình gây ô nhiễm, tổ chức phải chịu trách nhiệm về chi phí dọn dẹp. Do đó, nếu kết quả ô nhiễm từ việc quản lý chất thải y tế kém, thì cơ sở y tế phải có trách nhiệm. Tuy nhiên, nếu kết quả ô nhiễm do điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn thì có thể sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới về ô nhiễm với cơ sở điều trị. Tương tự như vậy, điều này có thể xảy ra với nhà cung cấp dịch vụ.
Thực tế là những người gây ô nhiễm phải trả chi phí cho môi trường, được coi là một động lực hiệu quả để sản sinh ít chất thải hơn và phân loại tốt.
- Nguyên tắc đề phòng: Theo nguyên tắc này, ta phải luôn luôn giả định rằng chất thải là nguy hại cho đến khi được thể hiện là an toàn. Điều này có nghĩa là nếu không biết mối nguy có thể xảy ra, điều quan trọng là phải thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa cần thiết.
- Nguyên tắc gần: Nguyên tắc này khuyến cáo rằng việc xử lý và thải bỏ chất thải nguy hại diễn ra ở vị trí gần nhất với nguồn của nó để giảm thiểu các rủi ro liên quan đến vận chuyển.
Theo một nguyên tắc tương tự, bất kỳ cộng đồng nào cũng nên tái chế hoặc thải bỏ chất thải mà họ sản xuất, bên trong lãnh thổ riêng của họ.
Lăng Thúy(dịch)
Xem thêm ...
- Báo giá tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật nâng cấp trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Môi trường y tế 18/09/2024
- Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động năm 2018 tại Bệnh viện Nhi Trung ương 24/09/2018
- Cục Quản lý môi trường y tế tham gia với Trung ương hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức hội thảo “Tình nguyện viên, thanh niên Chữ thập đỏ tham gia công tác nước sạch vệ sinh trong tình huống khẩn cấp”. 13/09/2018
- Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động cho cán bộ lãnh đạo và người lao động trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh 27/11/2017
- Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ lãnh đạo, quản lý y tế tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức 09/11/2017