Viêm não do virus Nipah tại Bangladesh



Vào ngày 12 tháng 3 năm 2013, 19 trường hợp nhiễm virus Nipah đã được xác định, trong số đó, 17 trường hợp tử vong (tỷ lệ tử vong là 89%). Những trường hợp nhiễm bệnh này xảy ra ở 13 huyện (bao gồm Gaibandha, Natore, Rajshahi, Naogaon, Rajbari, Pabna, Jhenaidah, Mymensingh, Nilphamari, Chittagong, Kurigram, Kustia).

Trong các trường hợp này, tuổi người bệnh rải rác từ 8 tháng cho đến 55 tuổi, trong số đó, 13 trường hợp là nam và 6 trường hợp nữ.

Vi rút Nipah được lây truyền do dơi

Nhiễm Virus Nipah (NiV) là một bệnh mới nổi, chúng lây từ động vật sang người. Trường hợp đầu tiên được ghi nhận ở 1 ổ dịch lớn được báo cáo với 276 trường hợp tại Malaysia và Singapore từ tháng 9 năm 1998 đến tháng 5 năm 1999. NiV là nguyên nhân gây nhiễm paramyxovirus thuộc họ Henipavirus. Đó là một màng bao virus RNA. Thời gian ủ bệnh trung bình của trường hợp thứ 2 là 9 ngày( từ 6-11 ngày), bệnh nhân này đã tiếp xúc 1 lần duy nhất với một trường hợp bị nhiễm virus Nipah, nhưng từ lúc tiếp xúc tới lúc phát bệnh thường từ 6-16 ngày.Thời gian ủ bệnh trung bình đến khi phát bệnh là 7 ngày (khoảng: 2-12 ngày) tại Bangladesh.

Sự truyền bệnh : Nạn nhân uống phải nước quả chà là tươi (kancha khejurer Rosh) bị nhiễm virus NiV; Hoặc tiếp xúc với bệnh nhân bị nhiễm virus Nipah.

Việc giám sát dịch nhiễm virus Nipah đã bắt đầu vào năm 2006. Viện Dịch tễ học, Kiểm soát và nghiên cưu dịch bệnh (IEDCR) phối hợp với ICDDR, B thành lập đội giám sát Nipah tại 10 quận, huyện bệnh viện chính phủ của quốc gia nơi dịch Nipah đã được xác định. Hiện nay, hệ thống giám sát được hoạt động trong 5 bệnh viện của “Nipah Belt”.
Lăng Thúy tổng hợp

Xem thêm ...