Thời gian lướt màn mình và truyền thông kỹ thuật số: Lời khuyên cho các bậc phụ huynh.



Nhiều phụ huynh Canada đang quan tâm tới thời lượng trẻ em lướt màn hình là bao lâu. Theo nghiên cứu gần đây của Media thì cha mẹ học sinh thông báo rằng khoảng 36% con cái của họ tuổi từ 10 đến 13 đã bỏ ra 3 hoặc hơn 3 giờ một ngày để […]

Nhiều phụ huynh Canada đang quan tâm tới thời lượng trẻ em lướt màn hình là bao lâu. Theo nghiên cứu gần đây của Media thì cha mẹ học sinh thông báo rằng khoảng 36% con cái của họ tuổi từ 10 đến 13 đã bỏ ra 3 hoặc hơn 3 giờ một ngày để sử dụng các công cụ kỹ thuật số với những mục đích không liên quan tới học tập. Tức là ít nhất 21 giờ một tuần!
Khi trẻ đang sử dụng thiết bị thì thường chúng không học, không giao tiếp với bạn bè và gia đình, không vui chơi hay hoạt động ngoài trời. Việc lướt màn hình một mình làm tăng cơ hội tiếp xúc của trẻ với những nội dung độc hại.
Vậy các phụ huynh phải làm gì? Thực tế ít làm được gì. Điều cốt lõi ở đây là sự chú ý, tham gia cùng trẻ và những thói quen truyền thông hiện đại lành mạnh.
Quản lý thời lượng lướt màn hình thông qua các kế hoạch, nguyên tắc và hạn chế.
Tạo lập và thường xuyên rà soát lại Kế hoạch truyền thông gia đình, bao gồm thời lượng sử dụng của trẻ và hạn chế nội dung truy cập.
• Cân nhắc việc yêu cầu trẻ đưa bạn điện thoại của trẻ một vài lúc vào cuối ngày sao để trẻ không bị ngắt cuộc nói chuyện hoặc nhắn tin trong thời gian ở nhà.
• Hãy có mặt trong lúc dùng điện thoại hoặc nếu có thể thì cùng xem và thảo luận về nội dung trẻ đang xem.
• Loại bỏ truyền thông đa phương tiện, đặc biệt lúc trẻ làm bài,
• Học hỏi về cách kiểm soát của cha mẹ và bố trí sự riêng tư.
• Nếu có sự quan ngại thì phải có được mật khẩu của trẻ và tài khoản thông tin của phương tiện truyền thông để giúp đảm bảo an toàn trực tuyến (online) và theo dõi các nội dung trực tuyến mà trẻ truy cập.
• Nói chuyện với trẻ về các hành vi chấp nhận và không chấp nhận được khi online.
Khuyến khích sự sử dụng màn hình một cách hữu ích, để thời gian online có một mục đích nào đó.
• Đảm bảo lịch sinh hoạt hàng ngày được ưu tiên: Tiếp xúc trực diện với nhau, giấc ngủ và hoạt động thể lực.
• Khuyến khích trẻ theo dõi các chương trình giúp cho việc học như chương trì về thiên nhiên, khoa học, nghệ thuật, ca nhạc hoặc lịch sử.
• Giúp trẻ lựa chọn nội dung thù hợp với lứa tuổi và gia đoạn phát triển của chúng.
• Hãy trở thành một phần trong đời sống truyền thông của trẻ. Ví dụ, tham gia vào trò chơi game và hỏi trẻ về các sự trải nghiệm và sự tham gia online.
• Hỏi nhà trường, chương trình sau lớp học hoặc trung tâm nuôi dạy trẻ rằng họ có chương trình dạy về kỹ thuật số và sử dụng thiết bị thông minh không.
Hãy làm gương trong việc sử dụng điện thoại, ipad hay tivi, bởi vì trẻ sẽ học theo bạn.
• Rà soát lại thói quen sử dụng các thiết bị thông minh của chính mình: Lên kế hoạch cho các sở thích, vui chơi và hoạt động ngoài trời.
• Đừng bao giờ nhắn tin và đeo tai nghe khi lái xe, đi bộ, chạy nhảy hoặc đạp xe.
• Khuyến khích thời gian “không sử dụng điện thoại” mỗi ngày, đặc biệt khi gia đình ăn cơm và giao tiếp.
• Tắt màn hình khi không sử dụng, kể cả TV.
• Tránh nhìn màn hình ít nhất 1 giờ trước khi ngủ và để xa các thiết bị giải trí khỏi giường ngủ.
Bao nhiêu là nhiều?
Hãy quan sát các dấu hiệu khi mà việc sử dụng các thiết bị trở nên có vấn đề, như là:
• Trẻ của bạn than phiền rằng chúng cảm thấy buồn tẻ và không vui khi thiếu sự tiếp cận công nghệ.
• Tỏ thái độ chống đối khi bạn hạn chế thời lượng sử dụng các thiêt bị.
• Việc sử dụng các thiêt bị ảnh hưởng vào giấc ngủ, học tập hoặc giao tiếp trực diện.
• Thời gian xem điện thoại, ti vi, máy tính cản trở việc vui chơi, vận động thể lực hoặc giao tiếp xã hội với gia đình và bạn bè.
• Biểu lộ cảm xúc tiêu cực sau khi tham gia online, chơi game hoặc khi nhắn tin.
Hãy tham vấn bác sĩ nếu các dấu hiệu đó kéo dài hoặc chúng cản trở cuộc sống gia đình bạn.

Nguồn: https://www.caringforkids.cps.ca/handouts/screen-time-and-digital-media

Thiều Nga dịch

Xem thêm ...