Phòng chống tai nạn thương tích trong trường học



Chỉ trong một thời gian ngắn vừa qua trên cả nước đã xuất hiện nhiều vụ tai nạn thương tích học đường nghiêm trọng, như: học sinh bị ngã từ tầng cao, bị cổng trường đổ đè gãy xương, bị điện giật chết, bị taxi đâm trong sân trường… đã khiến các phụ huynh có […]

Chỉ trong một thời gian ngắn vừa qua trên cả nước đã xuất hiện nhiều vụ tai nạn thương tích học đường nghiêm trọng, như: học sinh bị ngã từ tầng cao, bị cổng trường đổ đè gãy xương, bị điện giật chết, bị taxi đâm trong sân trường… đã khiến các phụ huynh có con đi học hết sức lo lắng. Đặc biệt gần đây nhất là các trường hợp bé trai 6 tuổi chết trên xe đưa đón của trường Gateway, bé 3 tuổi chết ngạt tại cầu trượt nhà trẻ tại xã Phù Lỗ rồi liên tục các bé bị văng ra khỏi xe đưa đón. Nguyên nhân của các sự việc đau lòng đó là do vi phạm các nguyên tắc an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong trường học.
Theo tổ chức Y tế thế giới tai nạn thương tích là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng thương tật và thương vong, đây là vấn đề nghiêm trọng của sức khỏe cộng đồng trên thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có trên 5 triệu trường hợp tử vong, hàng chục triệu người bị thương do tai nạn thương tích trên toàn thế giới. Mỗi năm có tới trên 1,2 triệu trường hợp tử vong do tai nạn giao thông, trên 600.000 trẻ em dưới 15 tuổi tử vong do đuối nước. Trên 2/3 số trường hợp đó xảy ra tại các nước có thu nhập thấp và trung bình. Trung bình mỗi năm trên toàn cầu có hơn 900 ngàn trẻ em và trẻ vị thành niên thuộc tuổi học sinh bị tử vong do tai nạn thương tích (TNTT), trong đó có 90% bị TNTT bất ngờ không chủ ý. Các TNTT này xảy ra ngay ở trường học hoặc trên đường đến trường. Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, tai nạn thương tích cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mắc và tử vong ở trẻ em và vị thành niên dưới 19 tuổi. Trung bình một năm có 334.471 trường hợp trẻ em và vị thành niên mắc tai nạn thương tích và 7.187 trường hợp tử vong. Tỷ suất tử vong trung bình/năm là 23,01/100.000 trẻ em và vị thành viên, chiếm 20,03% tổng số tử vong do TNTT trên toàn quốc. Trong đó, tử vong trẻ em nhóm 0-4 tuổi chiếm 23,65%; từ 5-9 tuổi chiếm 17,22%; từ 10-14 tuổi chiếm 18,86%; 15-19 tuổi chiếm 40,28%
Các loại hình tai nạn thương tích thường liên quan đến môi trường trường học
Lứa tuổi học sinh là nhóm tuổi rất hiếu động và thường xuyên thích khám phá, chinh phục thử thách. Môi trường trường học luôn là một môi trường an toàn đối với học sinh tuy nhiên cũng không tránh khỏi những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến nhiều loại hình TNTT.
Đối với trẻ em và vị thành niên dưới 19 tuổi, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Đặc biệt cứ 100.000 trẻ dưới 19 tuổi thì có gần 11 trẻ tử vong do đuối nước. Trẻ nam tử vong do đuối nước nhiều gấp 02 lần trẻ nữ. Tỷ suất tử vong do đuối nước cao nhất ở nhóm 0-4 tuổi với trung bình 19 trẻ/100.000 trẻ năm, trong đó trẻ nam có nguy cơ tử vong nhiều hơn trẻ nữ 1,4 lần. Kết quả từ hệ thống giám sát điểm đuối nước tại Nam Định và Đồng Tháp từ 7-12/2011 cho thấy nhóm tuổi từ 0-4 tuổi là nhóm bị đuối nước nhiều nhất, chiếm 30% tổng số trường hợp đuối nước.
Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong thứ 2 sau đuối nước với trung bình 1867 trường hợp một năm, chiếm tỷ lệ khoảng 24% – 26% tổng số trẻ tử vong do tai nạn thương tích. Tử vong do tai nạn giao thông trong nhóm tuổi từ 15-19 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với trên 70%. Báo cáo tình hình tai nạn giao thông đến cấp cứu tại bệnh viện cho thấy: Tỉ lệ dưới 14 tuổi bị CTSN do TNGT là 6,6%.
Tự tử là một vấn đề luôn nóng và mang tính thời sự, ngày càng tăng, đặc biệt lực lượng tự tử đang ngày càng trẻ hóa. Ở trẻ em, nhóm tuổi 15-19 có tỷ suất tử vong do tử tự cao nhất với tỷ suất 4,4/100.000 trẻ.
Ngộ độc từ lâu là nguyên nhân đứng thứ tư gây tử vong trong số các nguyên nhân gây tai nạn thương tích và để lại hậu quả cũng như di chứng lâu dài với con người. Tại Việt Nam, thống kê từ 2005-2010 cho thấy trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 1496 trường hợp ngộ độc, trong đó có khoảng 10% số trường hợp xảy ra ở nhóm trẻ em và vị thành niên dưới 19 tuổi.
Ngã là một việc bình thường trong sự phát triển của một con người, đặc biệt đối với một đứa trẻ – học cách tập đi, chạy, nhảy, leo trèo và khám phá môi trường xung quanh. Ngã là nguyên nhân gây TNTT không tử vong lớn nhất ở trẻ em và là loại thương tích thường gặp tại trường học, đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi tiểu học. Thống kê tại hai bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ và Trẻ em Hải Phòng từ tháng 7-12/2011 cho thấy trong những nguyên nhân gây TNTT té/ngã chiếm tỷ lệ cao nhất (56,31%), tai nạn giao thông (17,79%) và hóc dị vật (8,54%), bỏng (5%), ngộ độc (2,8%), đuối nước (0,82%). TNTT do ngã ở nhóm tuổi trẻ em, đặc biệt là nhóm dưới 10 tuổi, là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc phải nghỉ học và điều trị ngắn ngày tại các cơ sở y tế. Mặc dù không gây ra những tổn thất lớn về người, nhưng ảnh hưởng do việc phải nghỉ học và điều trị y tế cho các trường hợp chấn thương cũng rất đáng chú ý.
Trẻ em là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi thiên tai xảy ra. Theo thống kê, hàng trăm triệu trẻ em phải đối mặt thường xuyên với lũ lụt, sạt lở đất, gió lốc và rủi ro do cháy nổ; tử vong ở trẻ em thường chiếm tới 30-50% số người chết do thiên tai; và trong thập kỷ tới, dự báo có khoảng 175 triệu trẻ em có khả năng bị ảnh hưởng bởi thiên tai mỗi năm.
Bỏng là một vấn đề nghiêm trọng đối với y tế công cộng. Tại Việt Nam, mỗi năm trung bình cả nước có trên 200 trường hợp bỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các yếu tố nguy cơ của bỏng được xác định dựa vào nơi để các vật chứa nước nóng trong trường học, đặc biệt các trường mầm non. Tỷ suất tử vong trung bình do bỏng ở trẻ dưới 19 tuổi là 0,27/100.000 trẻ. Bỏng là nguyên nhân gây tử vong do TNTT thứ 6 ở trẻ em.
Ở Việt Nam, chó là loài động vật nuôi trong nhà thông dụng nhất (khoảng 56% ở vùng nông thôn và 23% ở thành thị). Trẻ em rất hay đến gần và chơi đùa với những động vật này. Vì vậy, chó, đặc biệt là chó chưa được tiêm phòng, có thể là những mối nguy cơ tiềm tàng với chấn thương ở trẻ em, đặc biệt với học sinh ở nông thôn nơi mà tỉ lệ tiêm vắc xin cho chó còn thấp, chỉ khoảng 40%.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội và khoa học kỹ thuật, vấn đề bạo lực tại Việt Nam đang trở thành vấn đề nóng hổi. các trường hợp bắt cóc và giết trẻ em do thù hằn với cha mẹ, do đòi tiền chuộc liên tục xẩy ra. Bên cạnh đó, tình trạng bạo lực ở trong và ngoài trường học của học sinh vẫn tiếp tục xảy ra đang là nỗi bức xúc của xã hội. Hiện tượng bạo lực của học sinh không phải là một hiện tượng mới, song thời gian gần đây, hiện tượng này xảy ra ở một số trường học đã bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng như: học sinh đánh nhau gây thương tích, thậm chí tử vong. Các em thậm chí còn quay các hình ảnh bạo lực trường học để đưa chia sẻ trên mạng
Các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích trong trường học
Nhằm phòng chống tai nạn thương tích trẻ em ( trong đó có phòng chống TNTT trong trường học), đã có rất nhiều chiến lược và biện pháp được đưa ra. Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em có nhấn mạnh nội dung phòng chống tai nạn thương tích (PCTNTT) tập trung vào 3P (Protection: Bảo vệ, Provision: Cung cấp môi trường an toàn và Participation: Tham gia)
Trong báo cáo thế giới về phòng chống thương tích trẻ em, Tổ chức Y tế thế giới cũng đã đưa ra các hướng tiếp cận chính đối với một số loại hình TNTT phổ biến ở trẻ em như về cơ sở pháp lý, cải tiến sản phẩm, cải tạo môi trường, giáo dục và phát triển kỹ năng, chăm sóc cấp cứu.
Ví dụ: Bộ sơ cấp cứu SafeKit DN3

STT Tên Sản Phẩm ĐVT Số lượng
1. Túi y tế lớn Cái 1
2. Băng gạc y tế vô trùng (Urgosterile) 100x70mm Miếng 5
3. Băng gạc y tế vô trùng (Urgosterile) 70x53mm Miếng 5
4. Băng gạc vô trùng, không thấm nước (Optiskin) 70x53mm Miếng 5
5. Băng gạc vô trùng, không thấm nước (Optiskin) 100x70mm Miếng 5
6. Băng gạc vô trùng trong suốt, không thấm nước (Optiskin Film)
53x80mm Miếng 2
7. Băng cá nhân (Urgo không thấm nước) 4 cỡ Hộp 2
8. Băng cá nhân (Urgo không thấm nước) 100’s Miếng 20
9. Băng cá nhân (Urgo loại bền chắc) 100’s Miếng 20
10. Băng cá nhân (Urgo loại trong suốt) 4 cỡ Hộp 2
11. Băng keo cuộn co giãn (Urgocrepe) 6cmx4,5m Cuộn 1
12. Băng keo cuộn co giãn (Urgoband) 7,5cmx4,5m Cuộn 2

STT Tên Sản Phẩm ĐVT Số lượng
13. Băng thun (Urgoband) 10cmx4,5m Cuộn 2
14. Băng keo cuộn (Urgo Syval) 1,25cmx5m Cuộn 2
15. Khẩu trang Cái 10
16. Găng tay Cái 10
17. Băng keo cuộn (Urgopore) 1,25cm*5m Cuộn 1
18. Gạc lưới (Urgotul) 5*5cm Miếng 1
19. Thuốc sát trùng Povidine 10% 20ml Chai 1
20. Thuốc sát trùng Povidine 10% 90ml Chai 1
21. Gạc Povidine 10% Miếng 2
22. Gạc tiệt trùng Gói 5
23. Dung dịch nhỏ mũi Efticol 0,9% 10 ml Chai 2
24. Băng vải cuộn Cuộn 10
25. Thuốc xịt bỏng Panthenol 10g Tuýp 1
26. Bông gòn 50gr Bịch 1
27. Miếng dán giảm đau Salonship Miếng 1
28. Dầu gió Chai 1
29. Thuốc giảm đau Salonpas Hộp 2
30. Nhiệt kế Cái 1
31. Cồn (Alcohol) 90 Chai 2
32. Oxy già Chai 2
33. Hộp inox Cái 1
34. Kéo Cái 1
35. Nhíp Cái 1
36. Pen (Panh/kẹp y tế) Cái 1

Các mô hình trường học an toàn đã được áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới. Năm 2001, mạng lưới trường học quốc tế đã được Viện Karolinska, Thụy Điển thiết lập và được WHO công nhận. Đến nay, trên thế giới đã có 72 trường học từ Thái Lan, Hồng Kông, New Zealand, Thụy Điển, CH Séc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Serbia được công nhận là thành viên mạng lưới trường học quốc tế. Trường học an toàn” (hay làm trường học an toàn hơn) là một quá trình nỗ lực để đảm bảo sự an toàn về thể chất và tinh thần cho học sinh, giáo viên và các cán bộ nhân viên trong trường.
Tại Việt Nam, trong thời gian qua, đã có nhiều văn bản, chính sách liên quan đến công tác PCTNTT, trong đó có tập trung đến đối tượng trẻ em, xây dựng trường học an toàn, cộng đồng an toàn và đánh giá công tác y tế trong trường học có lồng ghép nội dung PCTNTT. Các biện pháp PCTNTT cũng đã được triển khai trong trường học trên tất cả các lĩnh vực về truyền thong, nâng cao nhận thức về TNTT, cải thiện môi trường như xây dựng hàng rào, có nơi tập luyện thể thao an toàn, xây dựng sân chơi hợp lý v.v; có các phương tiện, thuốc men để cấp cứu kịp thời khi các cháu bị chấn thương; không để tình trạng bạo lực trong học đường xảy ra và không có tai nạn xảy ra trong trường gây chết người hoặc bị thương nặng phải nằm bệnh viện.
Nhằm góp phần hạn chế tai nạn thương tích trẻ em và trong trường học, trong thời gian tới, cần tăng cường tập trung giảm thiểu các nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ em, tập trung chủ yếu vào các loại tai nạn phổ biến nhất là đuối nước, tai nạn giao thông và bạo lực trong trường học. Đối với y tế, cần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc chấn thương trước viện và tại viện nhằm giảm bớt tử vong và tàn tật do tai nạn thương tích ở trẻ em; ghi chép giám sát tai nạn thương tích và tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo dục 24h: Công an thông tin về nguyên nhân tử vong của bé trai trường Gateway. Báo lao động 27/8/2019
2. Bé 3 tuổi tử vong khi chơi cầu trượt: Trách nhiệm trường Mầm non Phù Lỗ thế nào? .Báo mới 29/11/2019
3. Xây dựng trường học an toàn – Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em. Bộ Y tế, Phòng chống tai nạn thương tích 18/11/2018

Đỗ Văn Thành

Xem thêm ...