VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG CÔNG TÁC CHĂM SÓC, BẢO VỆ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG NGÀNH Y TẾ
Công tác Bảo hộ lao động là tập hợp các hoạt động đồng bộ trên nhiều nội dung như pháp luật lao động, tổ chức quản lý, kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, hành chính, … tất cả những nội dung đó nhằm cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn và
Mọi hoạt động của công tác bảo hộ lao động là bảo vệ lực lượng lượng sản xuất, bảo vệ sức khoẻ người lao động. Nó vừa mang ý nghĩa kinh tế vừa mang ý nghĩa xã hội và đây thực sự là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, người sử dụng lao động, và người lao động đều phải tự ý thức trong việc tham gia, hưởng ứng các hoạt động của công tác bảo hộ lao động.
Ngành y tế được xác định là loại hình lao động đặc biệt, đặc thù với các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân nói chung và người lao động nói riêng. Nhân viên y tế thường xuyên phải làm việc trong môi trường có nhiều yếu tố độc hại, nguy hiểm như các yếu tố vi sinh vật, bệnh nhân, các bệnh phẩm độc hại, các mầm bệnh, các ổ dịch bệnh … Ngoài ra người lao động trong ngành y tế còn phải tiếp xúc với các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học có hại khác. Trong nhiều trường hợp do tính khẩn trương, căng thẳng, ý thức trách nhiệm cao trước người bệnh, dư luận xã hội, do lo lắng cho bản thân và gánh nặng cuộc sống gia đình đã tạo nên những căng thẳng, stress tâm lý gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người lao động trong ngành. Theo danh mục nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm từ loại I đến loại VI thì ngành Y tế có tới 12 danh mục nghề loại VI; 19 danh mục nghề loại V và 17 danh mục nghề loại IV; trong 28 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm tại Việt Nam thì bệnh nghề nghiệp trong ngành Y tế cũng chiếm một tỷ lệ cao như bệnh lao nghề nghiệp, bệnh Viêm gan vi rút nghề nghiệp, bệnh do quang tuyến, bệnh HIV do tai nạn rủi do nghề nghiệp, bệnh Leptospira,…và một số bệnh nhiễm độc khác.
Công tác bảo hộ lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp và chăm sóc sức khỏe nhân viên y tế luôn được lãnh đạo Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam quan tâm chỉ đạo. Ngày 21/8/2008 Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Chỉ thị số 07/CT-BYT về việc tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở y tế và Quyết định số 3079/QĐ-BYT về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống làm công tác bảo hộ lao động trong các cơ sở y tế; Bộ trưởng Bộ Y tế đã giao cho Cục Quản lý môi trường y tế phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các nội dung hoạt động về cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe nhân viên y tế và phòng chống bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, việc tổ chức các hoạt động về phòng chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động vần còn nhiều hạn chế. Việc quản lý vệ sinh lao động, lập hồ sơ vệ sinh lao động và quản lý sức khỏe người lao động chưa đáp ứng được với các quy định của pháp luật lao động; huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động với tỷ lệ rất thấp; vẫn còn tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra đối với nhân viên y tế.
Với chức năng tham gia quản lý về an toàn vệ sinh lao động để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công nhân viên chức, người lao động ngành y tế, thì tổ chức Công đoàn luôn phải đẩy mạnh, phát huy hết vai trò, trách nhiệm của tổ chức mỉnh với những nhiệm vụ cụ thể, nhằm góp phần đưa pháp luật về an toàn vệ sinh lao động đi vào cuộc sống. Tổ chức Công đoàn cơ sở cần phải (1) xây dựng và ký Thỏa ước lao động tập thể có nội dung về bảo hộ lao động; (2) tuyên truyền giáo dục, phổ biến chính sách, phối hợp tổ chức huấn luyện bảo hộ lao động cho người lao động; (3) tham gia xây dựng Kế hoạch bảo hộ lao động; (4) kiểm tra, giám sát công tác bảo hộ lao động tại cơ sở; (5) tham gia điều tra xử lý các vụ tai nạn lao động;
Hy vọng rằng, với sự nỗ lực, sự tận tâm và phát huy hết vai trò trách nhiệm của tổ chức mình, trong thời gian tới công tác bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe cho nhân viên y tế được cải thiện một cách đáng kể.
Cục Quản lý môi trường y tế
Xem thêm ...
- Hội thảo -Tập huấn cập nhật cập nhật kiến thức chuyên môn về quan trắc môi trường lao động theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP của Cục Quản lý Môi trường y tế 04/09/2024
- Thư mời báo giá (Thuộc hoạt động Xây dựng và phát sóng thông điệp truyền thông về Chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại cơ sở lao động, khu công nghiệp; phát sóng trên Đài truyền hình Thông Tấn và Đài truyền hình VTC1) 11/06/2024
- Công văn 4674 ngày 31/8/2020 v/v hướng dẫn y tế phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nước ngoài nhậpcảnh vào Việt Nam làm việc ngắn ngày (dưới 14 ngày) 03/09/2020
- Phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho người lao động làm nghề, công việc có nguy cơ tiếp xúc và lây nhiễm cao 18/03/2020
- Tập huấn hướng dẫn phòng chống lây nhiễm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra cho cán bộ, công chức và người lao động của Cục Quản lý môi trường y tế 07/02/2020