Hợp tác công – tư trong xử lý chất thải y tế: Hiệu quả thế nào?
Khuyến khích các nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ hơn vào các dự án xử lý chất thải y tế. Ảnh: TM SKĐS – Sự gia tăng số lượng các bệnh viện (BV) đáp ứng nhu cầu của xã hội cũng đồng thời làm cho số lượng chất thải y tế ngày càng tăng […]
Khuyến khích các nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ hơn vào các dự án xử lý chất thải y tế. Ảnh: TM
SKĐS – Sự gia tăng số lượng các bệnh viện (BV) đáp ứng nhu cầu của xã hội cũng đồng thời làm cho số lượng chất thải y tế ngày càng tăng nhanh.
Sự gia tăng số lượng các bệnh viện (BV) đáp ứng nhu cầu của xã hội cũng đồng thời làm cho số lượng chất thải y tế ngày càng tăng nhanh. Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý môi trường y tế, tại Việt Nam, tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các BV vào khoảng 450 tấn/ngày, trong đó 47 tấn/ngày là chất thải rắn y tế (chất thải nguy hại). Tổng lượng nước thải y tế phát sinh tại BV khoảng 125.000m3/ngày. Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để xử lý chất thải y tế an toàn?
Vì theo như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì, tất cả chất thải y tế nguy hại bao gồm cả nước thải phát sinh từ các BV phải được xử lý triệt để, nghiêm ngặt, không gây ô nhiễm môi trường và không ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng…
Hợp tác công – tư trong xử lý chất thải y tế: Hiệu quả thế nào?
Để giải bài toán này, nhiều giải pháp đã được ngành y tế phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai, trong đó có việc triển khai hình thức đối tác công tư (PPP) về xử lý chất thải y tế. Trên thực tế, việc xử lý chất thải y tế theo hình thức đối tác công tư đã được triển khai từ gần 10 năm nay trong khuôn khổ các chính sách xã hội hóa, hoặc thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Tuy nhiên, phải đến năm 2015 quan hệ “công – tư” này mới được luật hóa bằng Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Trong những năm qua, đã có nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia rất mạnh mẽ và có hiệu quả trong xử lý chất thải y tế. Tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã có hơn 100 BV ký hợp đồng với các công ty có chức năng để vận chuyển và xử lý rác thải y tế.
Về xử lý nước thải y tế đã có 4 BV tại TP. Hồ Chí Minh là BV Răng Hàm Mặt TW, BV Nhân Dân 115, BV Nhi Đồng 1, BV Phụ sản Hùng Vương đã triển khai Dự án BOT (đầu tư – vận hành – chuyển giao); tại tỉnh Đồng Nai đã có 1 BV triển khai Dự án BTO (đầu tư – chuyển giao – vận hành).
TS. Nguyễn Thị Liên Hương – Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế cho biết, qua thực tiễn kiểm tra cho thấy, chất lượng xử lý chất thải y tế luôn được tuân thủ nghiêm ngặt tại các BV triển khai đầu tư hệ thống xử lý nước thải theo hình thức đối tác công tư. Các BV triển khai theo hình thức công tư luôn được đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ giữa các BV tham gia, không có xung đột về lợi ích. Đảm bảo nguyên tắc cùng có lợi. Các BV triển khai theo hình thức công tư dư từ 1 – 2 biên chế, tạo điều kiện cho các khoa, phòng khác tuyển thêm biên chế hoặc hợp đồng có trình độ chuyên môn y, dược để BV nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh. Cơ chế tài chính của dự án đầu tư theo hình thức PPP tại các BV rất khả thi, giảm gánh nặng đầu tư cho các BV.
Thực tế cho thấy, các BV triển khai dự án đầu tư theo hình thức công tư vẫn nắm quyền sở hữu, quản lý dự án, về phía các công ty thực hiện các dự án công tư về xử lý chất thải y tế với các BV có khả năng cung cấp dịch vụ liên tục, ổn định, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu của BV. “Lợi ích của việc hợp tác công – tư này là sử dụng được những kỹ năng, công nghệ hiện đại và tính hiệu quả của khu vực tư nhân. Đưa vốn tư nhân vào và giúp giảm nhẹ gánh nặng về tài chính cho BV/ngân sách nhà nước” – TS. Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh.
Tuy nhiên, TS. Nguyễn Thị Liên Hương cũng chỉ rõ, việc triển khai các dự án công tư trong xử lý chất thải y tế thời gian qua cũng cho thấy một số khó khăn, tồn tại, đó là vấn đề kinh phí để xử lý chất thải y tế tại các BV đều do BV phải tự chi trả từ nguồn ngân sách nhà nước cấp (trong nguồn kinh phí tự chủ), không có mục ngân sách riêng chi cho việc xử lý chất thải y tế. Mặt khác, chi phí đầu tư xây dựng, trang thiết bị và chi phí vận hành xử lý nước thải bệnh viện rất tốn kém; đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế theo hình thức công tư thời gian hoàn vốn dài, thủ tục đầu tư nhiều, kéo dài và giá xử lý chất thải y tế khó xác định và chưa thống nhất…
Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách công tư (PPP) trong xử lý chất thải y tế
Để mô hình PPP trong xử lý chất thải y tế có thể thực sự hoàn thiện, cần có những phương pháp tiếp cận công tư phù hợp, tiếp tục hoàn thiện chính sách trong xử lý chất thải y tế. Cụ thể là, trên cơ sở Nghị định 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, cần có văn bản hướng dẫn về đối tác công tư trong xử lý chất thải y tế, tạo lập môi trường bình đẳng, minh bạch, hiệu quả và khuyến khích các nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ hơn trong việc đầu tư vào các dự án xử lý chất thải theo hình thức đối tác công tư.
Nguyễn Nam
Trích nguồn: http://suckhoedoisong.vn
Xem thêm ...
- Mời báo giá gói thầu “Thuê quản trị vận hành hệ thống thông tin quản lý môi trường cơ sở y tế” 13/05/2024
- Thư mời quan tâm 25/07/2023
- Công văn gia hạn nộp báo giá và hồ sơ năng lực 09/06/2023
- Thư mời gửi Hồ sơ năng lực và báo giá thực hiện gói thầu 07/06/2023
- Thư mời quan tâm “thuê quản trị vận hành hệ thống thông tin quản lý môi trường cơ sở y tế” 01/06/2023