Chất thải y tế
Tài liệu số 253 Cập nhật tháng 11 năm 2015 Những thông tin cơ bản Trong toàn bộ lượng chất thải phát sinh trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe có khoảng 85% là chất thải thông thường, không độc hại. • 15% còn lại được coi là chất thải nguy hại, có thể […]
Tài liệu số 253 Cập nhật tháng 11 năm 2015
Những thông tin cơ bản
Trong toàn bộ lượng chất thải phát sinh trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe có khoảng 85% là chất thải thông thường, không độc hại.
• 15% còn lại được coi là chất thải nguy hại, có thể là lây nhiễm, độc hoặc phóng xạ.
• Trung bình mỗi năm ước có 16 tỷ mũi tiêm được thực hiện trên toàn cầu nhưng không phải tất cả kim tiêm và bơm tiêm sau đó được xử lý an toàn.
• Chất thải y tế chứa các vi sinh vật nguy hại có khả năng làm lây bệnh sang bệnh nhân, nhân viên y tế và cộng đồng.
• Chất thải y tế trong một số trường hợp được thiêu đốt làm phát thải dioxin, furan và các chất ô nhiễm không khí khác.
________________________________________
Các hoạt động y tế nhằm bảo vệ, phục hồi sức khỏe và cứu sống con người. Nhưng những chất thải và sản phẩm phụ thì thế nào?
Trong tổng lượng chất thải do các hoạt động y tế sinh ra thì khoảng 85% là chất thải thường, không độc hại giống như chất thải sinh hoạt. !5% còn lại được coi là chất thải nguy hại có thể là lây nhiễm,độc hại hay phóng xạ.
Các loại chất thải
Chất thải và các sản phẩm phụ bao gồm nhiều loại vật liệu được liệt kê dưới đây:
• Chất thải lây nhiễm: chất thải bị nhiễm máu và các chất dịch của cơ thể (như các mẫu chẩn đoán thải bỏ), môi trường nuôi cấy và các dòng vi sinh vật lây nhiễm từ phòng xét nghiệm (như chất thải sinh thiết và xác động vật lây nhiễm thí nghiệm), hoặc chất thải từ bệnh nhân trong phòng cách ly (như bông băng và các phụ kiện y tế thải bỏ).
• Chất thải giải phẫu: mô cơ thể người, cơ quan hoặc chất dịch, bộ phận cơ thể và xác động vật
• Các vật sắc nhọn: bơm tiêm, kim tiêm, dao mổ, lưỡi dao thải bỏ vvv. Hóa chất: ví dụ chất hòa tan dùng để chuẩn bị mẫu thí xét nghiệm, chất khử trùng và kim loại năng chứa trong các phụ kiện y tế (như thủy ngân trong nhiệt kế bị vỡ) và pin.
• Dược phẩm: quá hạn hoặc không sử dụng đến và thuốc và vác xin bị nhiễm bẩn.
• Chất độc tế bào: các chất độc gây biến dị, quái thai và ung thư, như thuốc độc tế bào dùng chữa ung thu và các chất chuyển hóa của chúng.
• Các chất thải phóng xạ: như các sản phẩm nhiễm hạt nhân phóng xạ bao gồm các vật liệu chẩn đoán phóng xạ và xạ trị.
• Chất thải thông thường hay không nguy hại:chất thải không chứa bất kỳ một mối nguy hại lây nhiễm, hóa chất hay phóng xạ nào.
Các nguồn phát thải chất thải y tế chính là:
• bệnh viện và các cơ sở y tế khác phòng xét nghiệm và các trung tâm nghiên cứu
• nhà đại thể và trung tâm sinh thiết
• phòng nghiên cứu và thử nghiệm trên dộng vật
• ngân hàng máu và dịch vụ thu gom máu.
• nhà dưỡng lão
Các nước có thu nhập cáo phát sinh trung bình tới 0,5 kg chất thải nguy hại trên 1 giường bệnh 1 ngày đêm , trong khi đó các nước thu nhập thấp phát sinh trung bình 0,2 kg chất thải nguy hại trên 1 giường bệnh 1 ngày đêm Tuy nhiên, các cơ sở y tế ở các nước nghèo nhiều khi không phân loại chất thải ra nguy hại và không nguy hại làm cho số lượng chất thải nguy hại thực tế cao hơn nhiều.
Các nguy cơ sức khỏe.
Chất thải y tế chứa các vi sinh vật có khả năng gây bệnh cho bệnh nhân, các bộ y tế và công đồng. Các nguy cơ lay nhiễm khác có thể bao gồm sự phát tán các vi sinh vật kháng thuốc từ cơ sở y tế vào môi trường.
Các nguy cơ sức khỏe liên quan tới chất thải và các sản phẩm phụ còn bao gồm:
• bỏng do bức xạ
• tổn thương do vật sắc nhọn.
• ngộ độc và ô nhiễm do thải bỏ dược phẩm, đặc biệt là kháng sinh và chất độc tế bào
• Ngộ độc và ô nhiễm thông qua nước thải và các nguyên tố tố hoặc hợp chất độc như thủy ngân hoặc dioxin được phát thải trong khi đốt chất thải.
Các vật sắc nhọn.
Toàn cầu ước tính có khoảng 16 tỷ mũi tiêm hàng năm. Không phải tất cả các bơm tiêm và kim tiêm được quản lý an toàn tạo nguy cơ gây tổn thương, lây nhiễm bệnh và cơ hội tái sử dụng.
Việc tiêm bằng những bơm và kim tiêm nhiễm bẩn ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình đã giảm mạnh trong những năm gần đây, một phần do những nỗ lục làm giảm sự tái sử dụng các dụng cụ y tế. Mặc dù có những tiến bộ đó nhưng trong năm 2010 những mũi tiêm không an toàn vẫn gây ra 33 800 ca nhiễm HIV mới, 1,7 triệu ca viêm gan B và 315 000 ca viêm gan C.
Một người trải quan một lần tiêm bằng kim tiêm nhiễm bẩn từ người bị bệnh có nguy cơ 30%, 1,8% và 0,3% tương ứng với các bệnh viêm gan B, viêm gan C và HIV.
Một số mối nguy cơ khác xây ra trong khi dào bới rác tại bãi rác và trong khi phân loại rác y tế bằng tay. Những hành vi đó vẫn còn phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt ở các nước nghèo. Những người xử lý rác có nguy cơ trực tiếp bị toonr thương do kim tiêm đâm và phơi nhiễm với các vật độc hại và lây nhiễm.
Năm 2015, một đánh giá phối hợp giữa WHO và UNICEF phát hiện thấy trên một nửa (58%) các cơ sở được chọn mẫu từ 24 quốc gia có các hệ thống đạt yêu cầu trong xử lý và iêu hủy chất thải y tế.
Tác động môi trường.
Xử lý và tiêu hủy chất thải y tế có thể tạo ra nguy cơ gián tiếp thông qua sự phát tan mầm bệnh và các chất độc vào môi trường:
• Các bãi chôn lấp rác có thể gây ô nhiễm nguồn nước uống nếu như không được xây dựng cẩn thận. Các nguy cơ nghề nghiệp có thể xẩy ra ở các cơ sở xử lý chất thải nếu như chúng không được thiết kế, vận hành hoặc bảo trì đúng cách.
• Việc thiêu đốt chất thải đã được thực hiện nhiều nơi nhưng sự thiêu đốt không hợp lý hoặc đốt không đúng loại chất liệu dẫn tới phát tán chất ô nhiễm vào không khí hay tro tồn lưu. Các vật liệu đốt xong còn chứa Clo có thể làm phát sinh dioxin và furan là những chất gây ung thư cho người và liên quan với nhiều ảnh hưởng có hại cho sức khỏe. Thiêu đốt các kim loại nặng hoặc các vật liệu chứa các thành phần kim loại nặng (như chì, thủy ngân và cadmi) có thể dân tới sự phát tán độc chất ra môi trường.
• Chỉ có các lò đốt hiện đại vận hành ở 850-1100 độ C và được trang bị các thiết bị lọc khí đặc biệt mới có thể tuân thủ được các tiêu chuẩn phát thải quốc tế đối với dioxin và furan.
Hiện nay đã có các phương án thay thế thiêu đốt như lò hấp, lò vi sóng, xử lý bằng hơi nước với khuấy đảo bên trong và xử lý bằng hóa chất.
Quản lý chất thải: nguyên nhân thất bại.
Thiếu kiến thức về các nguy cơ sức khỏe liên quan tới chất thải y tế, đào tạo không bài bản về quản lý chất thải tốt, thiếu các hệ thống xử lý và tiêu hủy chất thải, thiếu kinh phí và nhân lực và không ưu tiên xử lý chất thải là những vấn đề phổ biến liên quan tới chất thải y tế. Nhiều quốc gia không có hệ thống pháp lý phù hợp hoặc không bắt buộc thực hiện nghiêm.
Con đường phía trước.
Quản lý chất thải y tế đòi hỏi sự quan tâm và cẩn trọng để tránh các gánh năng bệnh tật liên quan với thực hành kém bao gồm phơi nhiễm với các vật lây nhiễm và các chất độc.
Những thành tố cơ bản trong cải thiện công tác quản lý chất thải y tế là:
• xây dựng một hệ thống toàn diện nhằm vào trách nhiệm, bố trí nguồn lực, xử lý và tiêu hủy. Đây là cả một quá trình dài lâu, duy trì bằng cải thiện dần dần.
• nâng cao nhận thức về những nguy cơ liên quan đến chất thải y tế và thực hành an toàn, và
• lựa chọn các phương án quản lý an toàn và thân thiện với môi trường nhằm bảo vệ con người khỏi các mối nguy hại khi thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển, xử lý hoặc tiêu hủy.
Chính phủ cam kết và hỗ trợ những cải thiện dài hạn và tổng thể, mặc dù các hành động tức thời có thể được thực hiện tại chỗ.
Đáp ứng của WHO.
WHO xây dựng một tài liệu huwongs dẫn toàn cầu đầu tiên gọi là “Quản lý an toàn chất thải từ các cơ sở y tế”, giờ đã có tái bản lần hai. Tài liệu nhằm vào các khía cạnh như khung pháp lý, lập kế hoạch, giảm thiểu chất thải, xử lý và tiêu hủy, và đào tạo. Tài liệu này dành cho các nhà quản lý bệnh viện và các cơ sở y tế khác, các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia y tế công cộng và những người quản lý khác tham gia vào quản lý chất thải.
Trong sự hợp tác với các đối tác khác WHO cũng xây dựng một loạt các mô đun đào tạo về thực hành tốt trong quản lý chất thải bao phủ toàn bộ các khía cạnh của hoạt động quản lý chất thải từ phân định và phân loại chất thải đến những hướng dẫn về tiêu hủy an toàn bằng cả các phương pháp đốt lẫn không đốt.
Các tài liệu hướng dẫn của WHO về chất thải y tế cũng còn có:
• bộ công cụ quan trắc
• bộ công cụ đánh giá giá thành
• bộ công cụ đánh giá nhanh
• tài liệu chính sách
• hướng dẫn xây dựng kế hoạch quốc gia
• quản lý chất thải từ các hoạt động tiêm
• quản lý chất thải y tế ở các trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu.
• quản lý chất thải từ các hoạt động tiêm chủng tại cộng đồng, và
• quản lý chất thải trong các trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, trong năm 2015 WHO và UNICEF cùng các đối tác phát động sáng kiến đảm bảo toàn bộ các cơ sở y tế có nước sạch, vệ sinh cá nhân và dịch vụ vệ sinh môi trường. Trong đó cũng nhấn mạnh tới chất thải y tế.
Tài liệu tham khảo.
________________________________________
1Pépin J, Abou Chakra CN, Pépin E, Nault V, Valiquette L. Evolution of the global burden of viral infections from unsafe medical injections, 2000-2010.PLoSOne. 2014 Jun 9;9(6):e99677.
2Lanphear BP, Linnemann CC Jr., Cannon CG, DeRonde MM, Pendy L, Kerley LM. Hepatitis C virus infection in healthcare workers: risk of exposure and infection. Infect Control HospEpidemiol 1994;15:745–50.
3Bell DM. Occupational risk of human immunodeficiency virus infection in healthcare workers: an overview. Am J Med 1997;102(suppl 5B):9–15.
4Mitsui T, Iwano K, Masuko K, et al. Hepatitis C virus infection in medical personnel after needlestick accident. Hepatology 1992;16:1109–14.
5WHO/UNICEF, 2015. Water, sanitation and hygiene in health care facilities: status in low- and middle-income countries. World Health Organization, Geneva
Huy Nga dịch từ Tài liệu số 253. Healthcare waste www.who.int.
Xem thêm ...
- Mời báo giá gói thầu “Thuê quản trị vận hành hệ thống thông tin quản lý môi trường cơ sở y tế” 13/05/2024
- Thư mời quan tâm 25/07/2023
- Công văn gia hạn nộp báo giá và hồ sơ năng lực 09/06/2023
- Thư mời gửi Hồ sơ năng lực và báo giá thực hiện gói thầu 07/06/2023
- Thư mời quan tâm “thuê quản trị vận hành hệ thống thông tin quản lý môi trường cơ sở y tế” 01/06/2023