Xử lý chất thải dược phẩm.



Xử lý chất thải dược phảm và các chất thải hóa chất như chất thải phòng xét nghiệm là một vấn đề khó ở những nơi không có các cơ sở xử lý. Chất thải có thể giảm thiểu bằng cách lưu kho cẩn thận. lập một danh sách các thuốc cần có và tránh […]

Xử lý chất thải dược phảm và các chất thải hóa chất như chất thải phòng xét nghiệm là một vấn đề khó ở những nơi không có các cơ sở xử lý.
Chất thải có thể giảm thiểu bằng cách lưu kho cẩn thận. lập một danh sách các thuốc cần có và tránh mua một lúc quá nhiều phòng chúng quá hạn. Thiết lập một hệ thống “đến trước thì đi trước” trong quản trị dược để những lô thuốc hết hạn trước thì tiêu thụ trước.
Nơi nào có thể được thì đơn vị y té cần thỏa thuận với đơn vị cung ứng thu hồi sản phẩm khi mà nhà cung ứng tiếp nhận lại và tiêu hủy các dược phẩm mà khách hàng của họ không sử dụng được.
Hiện có các phương án xử lý và tiêu hủy đối với các hoàn cảnh khác nhau.
Có các hóa chất rẻ và dễ kiếm có thể trung hòa các thuốc đặc hiệu, cụ thể là thuốc hóa trị liệu. Nhiều hóa chất được nêu tên trong các Phụ lục tài liệu Hướng dẫn Quản lý an toàn chất thải từ các cơ sở y tế (cuốn Sách Xanh) của WHO. Chúng đặc biệt có lợi cho những số lượng nhỏ chất thải lỏng dư thừa, ví dụ ở mục IV.
Các quy trình làm trơ hóa và đóng gói kín là đã được WHO khuyến cáo từ lâu cho các tình trạng khẩn cấp và giờ áp dụng cho môi trường hạn chế nguồn lực. Trơ hóa là đưa các viên thuốc ra khỏi gói rồi trộn lẫn với xi măng và tiêu hủy xi măng đó ở bãi rác trước khi lấp rác lên.

Đóng gói kín là phương pháp đưa chất thải dược phẩm vào các thùng sau đó lấp lại bằng vữa xi măng và đem chôn. Việc này có thể thực hiện ít tốn kém và nhanh chóng hơn nhiều khi các viên thuốc còn chưa kịp lấy ra khỏi gói phồng bọc nhựa PVC mà thường được cung ứng. Những gói đó không tại chế được nên không có ích lợi gì mà phải bỏ đị.
Cuối cùng, một công nghệ ít biết tới gọi là thủy phân kiềm cũng có tiềm năng. Nó có khả năng phá vỡ các mô động vật, tiêu diệt mầm bệnh kể cả vi rút và phá hủy các hóa chất độc hại bao gồm formaldehyde và các thuốc hóa trị liệu. Cần có nhiều nghiên cứu nữa để khẳng định việc sử dụng nó đối với các loại thuốc đặc hiệu. Công nghệ này có giá thành cạnh tranh với thiêu đốt có kiểm soát ô nhiễm.
Thủy phân kiềm được giới thiệu như một phương pháp tiêu hủy mô để phá hủy các mô của người và da động vật và có thể sử dụng cho những mục đích khác. Công suất đơn vị khoảng từ 10-15 tới 4500 kg một mẻ. Chất thải phản ứng với sodium hoặc potassium hydroxide ở nhiệt độ khoảng 110 đến 130 độ C trong thời gian 3-8 giờ tùy theo hệ thống và áp suất khi vận hành.
Một vài cơ sở thủy phân kiềm phát sinh ra chất thải rắn có thể chôn lấp, những nơi khác sinh ra chất thải lỏng. Chất thải lỏng có hàm lượng hữu cơ cao và độ pH cao nhưng có thể xả ra hệ thống cống sau khi đã trung hòa hoặc pha loãng.
Theo Health Care Without Harm
Huy Nga dịch  

Xem thêm ...