Các bước cơ bản trong quản lý chất thải



Đã có nhiều cuộc tranh luận về các công nghệ xử lý chất thải, nhưng đó chỉ mới là một phần của hệ thống xử lý chất thải. Lập kế hoạch, quan trắc, lập dự toán ngân sách và đào tạo cũng rất quan trọng. Các cơ sở y tế phải có chính sách quản […]

Đã có nhiều cuộc tranh luận về các công nghệ xử lý chất thải, nhưng đó chỉ mới là một phần của hệ thống xử lý chất thải. Lập kế hoạch, quan trắc, lập dự toán ngân sách và đào tạo cũng rất quan trọng.
Các cơ sở y tế phải có chính sách quản lý chất thải và kế hoạch quản lý chất thải. Chính sách quản lý chất thải thiết lập các ưu tiên chung, còn kế hoạch đi vào cụ thể việc thực hiện chính sách, nó dặc biệt quan trọng trong xây dựng hoặc cải tạo một hệ thống quản lý chất thải. Các quy trình vận hành chuẩn, đào tạo và các hướng dẫn khác có thể quy định vai trò, trách nhiệm của người lao động khi đảm nhận các nhiệm vụ quản lý chất thải khác nhau.

Hội đồng Quản lý chất thải chịu trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo thực hiện chính sách và kế hoạch và phải đảm bảo rằng cơ sở của mình tuân thủ mọi quy định của luật pháp. Những nơi có điều kiện thì có thể đi xa hơn những quy định tối thiểu của luật pháp và đạt tới những tiêu chuẩn tốt hơn. Hội đồng cũng có thể vận dụng các phương pháp phù hợp để khen thưởng những hành động tốt và xử phạt những hành động xấu hoặc nguy hại.
Hội đồng cần có đại diện của lãnh đạo đơn vị, các bộ phận mua sắm vật tư, tài chính, chuyên môn y khoa, quản trị và sửa chữa cũng như các công nhân trục tiếp làm việc với chất thải. cần cư ra một người đảm nhận chức vụ Quản lý chất thải để điều phối tất cả mọi đối tác tham gia vào công đoạn phát sinh và quản lý chất thải trong và ngoài đơn vị.

Quản lý chất thải cần được giám sát thường xuyên. Khi xây dựng hệ thống mới, thì việc đánh giá cơ bản ban đầu hết sức quan trọng trong cung cấp các dữ liệu tham khảo mà kế hoạch sẽ được thiết lập trên đó. Một số số liệu quan trắc có thể do chính quyền yêu cầu trong khi một số sơ liệu khác thì để làm chỉ số các thành công và thất bại của hệ thống mà trên thực tế có thể cải thiện được. Báo cáo tài chính sẽ chỉ ra lọi ích của giảm thiểu chất thải và phân loại chất thải tái chế đem bán.
Hội đồng quản lý chất thải cũng phải đặt ra các mục tiêu quản lý chất thải, ví dụ số lượng chất thải tái chế, giảm các ca tai nạn lao động và tai nạn lao động liên quan đến quản lý chất thải hoặc tổng lượng vật tư nguy hại cần mua sắm.
Chính sách quản lý chất thải và mục tiêu cần được rà soát lại hàng năm với mục tiêu đạt được sự cải thiện liên tục.

Theo Health Care Without Harm
Huy Nga dịch

Xem thêm ...