Truyền thông nâng cao nhận thức phòng ngừa đuối nước



Phòng ngừa đuối nước, đặc biệt đối với trẻ em vị thành niên liên quan đến ý thức của các bậc cha mẹ, đến các tổ chức trường học, đoàn đội là nơi các em sinh sống, học tập và sinh hoạt đoàn thể cũng như bản thân các em. Bên cạnh đó còn liên […]

Phòng ngừa đuối nước, đặc biệt đối với trẻ em vị thành niên liên quan đến ý thức của các bậc cha mẹ, đến các tổ chức trường học, đoàn đội là nơi các em sinh sống, học tập và sinh hoạt đoàn thể cũng như bản thân các em. Bên cạnh đó còn liên quan tới các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế, giao thông đường thủy, du lịch vùng sông nước… Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hơn 77% trẻ bị đuối nước ngay tại cộng đồng. Trong đó, có tới 22% trẻ bị đuối nước ngay trong môi trường cạnh nhà, thậm chí các em bị đuối nước ngay trong nhà tắm do sự bất cẩn của ông bà, bố mẹ. Vì thế, việc nâng cao nhận thức cộng đồng, hộ gia đình, trường học, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp…về trách nhiệm tạo môi trường sống an toàn, đề cao cảnh giác trước yếu tố môi trường, thiên tai, quan tâm đến công tác chăm sóc trẻ em, đặc biệt trẻ nhỏ dưới 6 tuổi luôn là vấn đề bức thiết.

Theo báo cáo của 52 tỉnh, thành phố trong toàn quốc cho thấy 100% các địa phương này đã triển khai các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông về phòng chống tai nạn thương tích; tổ chức hơn 40 hội thảo lập kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích; hội thảo triển khai kế hoạch năm; hội thảo sơ kết, tổng kết; hội thảo phòng, chống đuối nước trẻ em; hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, công tác xây dựng cộng đồng an toàn; hội thảo triển khai hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích trong trường học.
Đã có hơn 2.300 buổi họp dân về nội dung phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em được tổ chức với 403.471 người tham gia; 66.091 lượt thăm hộ gia đình được thực hiện, 183 buổi nói chuyện chuyên đề về phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống tai nạn thương tích trẻ em, phòng chống tai nạn giao thông, bạo lực…được tổ chức tại các trường học.
Tổ chức 386 lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, phòng, chống tai nạn giao thông, tai nạn lao động, đuối nước, rượu bia và lái xe, hướng dẫn ghi chép, báo cáo tai nạn thương tích…
Các địa phương đã tổ chức 25.202 lượt phát thanh về các nội dung phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em được phát trên hệ thống loa phát thanh tại các tuyến.
Một số tỉnh đã triển khai lồng ghép phòng, chống tai nạn thương tích trong các phong trào: xây dựng Làng văn hóa sức khỏe, xây dựng nông thôn mới, trường học thân thiện, học sinh tích cực, Tháng Hành động Quốc gia An toàn vệ sinh lao động…
Tổng số đã có 700 sách hướng dẫn, 88.900 tờ rơi, 3.984 áp phích, 1.500 tranh lật, 33 pa nô, 24 băng rôn, 200 biển cảnh báo phòng chống tai nạn giao thông, điện giật, đuối nước, động vật cắn, bỏng, phòng chống tai nạn thương tích trẻ em…được xây dựng và cấp phát cho cộng đồng.
Trong thời gian tới, Cục Quản lý môi trường y tế kiến nghị các địa phương, Bộ ngành tiếp tục tăng cường công tác thông tin giáo dục truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng xã hội (Youtube, facebook, instagram) nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống tai nạn thương tích. Đặc biệt lưu ý tuyên truyền về nguy cơ, các biện pháp phòng chống một số loại tai nạn thương tích thường gặp như tai nạn giao thông, đuối nước, ngộ độc, bỏng. Huy động sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong các hoạt động tuyên truyền, phòng chống tai nạn thương tích. Thực hiện lồng ghép các hoạt động truyền thông phòng chống tai nạn thương tích vào các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, phong trào nông thôn mới, vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân…
Thành Phúc

Xem thêm ...